Trang chủ
Giới thiệu
Thống kê
Nội dung
Hướng dẫn
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký

NỘI DUNG BÀI BÁO

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI LỆCH NGẦM CÓ SỬ DỤNG LASER CÔNG SUẤT THẤP
ASSESSMENT ON RESULTS OF SURGICAL EXTRACTION OF IMPACTED LOWER THIRD MOLARS WITH POSTOPERATIVE LOW - LEVEL LASER THERAPY
 Tác giả: Nguyễn Thị Mai Hương, Trần Tấn Tài, Hồng Quốc Khanh
Đăng tại: Tập 8 (06); Trang: 130
Tóm tắt bằng tiếng Việt:

Đặt vấn đề: Phẫu thuật nhổ răng khôn lệch ngầm là thủ thuật phổ biến nhất trong nha khoa với độ khó phụ thuộc vào vị trí răng mọc lệch. Liệu pháp laser sau phẫu thuật có thể giúp kích thích tái tạo tế bào và mô, qua đó giúp giảm triệu chứng đau hậu phẫu. Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm khảo sát đặc điểm lâm sàng và X quang của răng khôn hàm dưới lệch ngầm, đánh giá kết quả của phẫu thuật nhổ răng khôn hàm dưới lệch ngầm có sử dụng laser công suất thấp.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Dữ liệu lâm sàng và X quang được thu thập từ 90 bệnh nhân (tuổi trung bình 28,13 ± 5,38), cần nhổ răng khôn hàm dưới lệch - ngầm, phân bố ngẫu nhiên vào 3 nhóm: nhóm 1 laser chiếu trong miệng sau phẫu thuật, nhóm 2 laser chiếu ngoài mặt sau phẫu thuật và nhóm 3 là nhóm chứng không kích hoạt tia. Đánh giá mức độ đau, sưng, há miệng hạn chế tại thời điểm 24 giờ, 48 giờ, và 7 ngày sau phẫu thuật.

Kết quả: Tương quan với cành đứng xương hàm dưới: loại II chiếm ưu thế (88,9%), loại III (11,1%). Tương quan về độ sâu R8 với mặt nhai R7: vị trí B (81,1%), vị trí C (18,9%). Tương quan R8 với trục R7 kế cận: nằm ngang (58,9%), nghiêng gần (40%) và nghiêng xa (1,1%). Có sự giảm đáng kể (p<0,05) về mức độ đau, sưng và khít hàm giữa các nhóm được điều trị với laser công suất thấp so với nhóm chứng tại thời điểm ngày thứ nhất và ngày thứ hai sau phẫu thuật.

Kết luận: Chiếu laser công suất thấp hậu phẫu trong miệng và ngoài mặt giúp cải thiện tình trạng sưng, đau, khít hàm sau phẫu thuật răng khôn hàm dưới lệch ngầm so với nhóm chứng.

Từ khóa:Răng khôn hàm dưới lệch ngầm, liệu pháp laser công suất thấp
Abstract:

Background: The most frequently performed surgical procedure in dentistry is impacted third molar extraction with difficulty varies according to the location of the tooth. Laser therapy after surgery can accelerate cell and tissue reconstruction along with relieve post-operative pain. The objective of this study was to investigate the clinical and radiographic characteristics of impacted lower third molar and to evaluate the results of surgical extraction of impacted lower third molar with post-surgical low-level laser therapy (LLLT).

Subjects and Methods: Clinical and radiographic data from 90 patients (average age 28.13 ± 5.38) subjected to a surgical extraction of lower third molar were pooled and divided randomly into 3 groups: group 1 received LLLT immediately after surgery intraorally, group 2 treated with LLLT immediately after the extraction extraorally. Patients received routine management with nonactivated laser were inserted in the control group. Assessments of pain, swelling and trismus level were carried out at 24, 48 hours and on the 7th day after surgery.

Results: Correlation of wisdom teeth to ramus and adjacent teeth mainly type II (88.9%), type III accounted for 11.1%. Relative depth of wisdom teeth in the bone mainly position B (81.1%), position C (18.9%). Correlation of wisdom teeth axis to adjacent teeth: horizontal (58.9%), mesioangular impactions (40%) and distoangular impaction (1.1%). There were statistically significant decreases in the level of pain, edema and interincisal opening between the laser-treated groups and the control group on the 1st and 2nd postoperative day.

Conclusions: Intraoral and extraoral post-surgical low-level laser therapy treatment was useful in reducing swelling, pain and trismus compared to placebo group in impacted third molar surgery.

Key words: Impacted lower third molar, low- level laser therapy

CÁC BÀI BÁO TRONG TẬP 8 (06)

TTTiêu đềLượt xemTrang
1ỨNG DỤNG SIÊU ÂM ĐÀN HỒI MÔ TRONG CHẨN ĐOÁN U VÚ
Tác giả:  Trần Thị Sông Hương, Võ Thị Kim Yến, Nguyễn Phước Bảo Quân
16468
2112815
3125923
4106527
5112234
6182740
7NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH THÁI NHĨ LƯỢNG ĐỒ VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT NẠO V.A.
Tác giả:  Nguyễn Tư Thế, Nguyễn Lưu Trình, Trần Thị Kim Tuyến
152950
8ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH BẰNG PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH VÁCH NGĂN VÀ CUỐN MŨI
Tác giả:  Đặng Thanh, Lê Xuân Hiền, Nguyễn Ngọc Minh Quang
155759
9NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM ỐNG TAI NGOÀI
Tác giả:  Nguyễn Tư Thế, Hồ Mạnh Hùng, Nguyễn Cảnh Lộc
213068
10CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ, NĂM 2016
Tác giả:  Cao Minh Chu, Võ Văn Thắng, Nguyễn Tấn Đạt, Võ Thanh Hùng
121676
11TỶ LỆ TRẦM CẢM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI PHƯỜNG TRƯƠNG QUANG TRỌNG, THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
Tác giả:  Đỗ Văn Diệu, Đoàn Vương Diễm Khánh, Trần Như Minh Hằng
273182
12HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH 64 DÃY CỦA ĐƯỜNG TIẾT NIỆU TRÊN Ở NGƯỜI CHO THẬN SỐNG
Tác giả:  Dương Phước Hùng, Lê Trọng Khoan, Nguyễn Khoa Hùng
139689
13
SỎI TÚI MẬT KÈM SỎI ỐNG MẬT CHỦ NÊN CẮT TÚI MẬT NỘI SOI NGAY SAU NỘI SOI MẬT TỤY NGƯỢC DÒNG KHÔNG?
Tác giả:  Phạm Trung Vỹ, Phạm Như Hiệp, Hồ Hữu Thiện, Phạm Anh Vũ, Phan Hải Thanh, Trần Như Nguyên Phương, Lê Phước Anh, Hồ Ngọc Sang, Phan Thị Phương, Nguyễn Thanh Xuân, Văn Tiến Nhân, Trần Nghiêm Trung, Phạm Xuân Đông, Mai Trung Hiếu
141399
141332105
151165114
16NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI TRẦN SÀNG TRÊN CẮT LỚP VI TÍNH Ở BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG MŨI XOANG
Tác giả:  Trần Thị Diệu, Đặng Thanh
1581123
17ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI LỆCH NGẦM CÓ SỬ DỤNG LASER CÔNG SUẤT THẤP
Tác giả:  Nguyễn Thị Mai Hương, Trần Tấn Tài, Hồng Quốc Khanh
2325130
18THỰC TRẠNG BỆNH NHA CHU, KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ Ở PHỤ NỮ MANG THAI
Tác giả:  Nguyễn Đức Thiền, Trần Tấn Tài
2022138
19KHẢO SÁT VỊ TRÍ ĐỈNH VIỀN NƯỚU VÀ TỶ LỆ CHIỀU CAO GAI NƯỚU Ở NHÓM RĂNG TRƯỚC HÀM TRÊN
Tác giả:  Lê Nguyễn Thùy Dương, Trần Xuân Phương, Trần Tấn Tài
1557145
20ĐẶC ĐIỂM XQUANG VÀ CỘNG HƯỞNG TỪ Ở BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG HẸP ỐNG SỐNG THẮT LƯNG MẮC PHẢI
Tác giả:  Hoàng Văn Trung, Lê Văn Ngọc Cường
1433151
211672157
222725164
231114178
24NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BĂNG HUYẾT SAU SINH DO ĐỜ TỬ CUNG BẰNG CHÈN BÓNG LÒNG TỬ CUNG
Tác giả:  Nguyễn Gia Định, Cao Ngọc Thành
1363178
25TỔNG QUAN VỀ XỬ TRÍ THAI CHẬM TĂNG TRƯỞNG TRONG TỬ CUNG
Tác giả:  Phạm Minh Sơn, Nguyễn Vũ Quốc Huy, Trần Đình Vinh
2043184
26ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẤY GHÉP NHA KHOA TỨC THÌ SAU NHỔ RĂNG
Tác giả:  Ngô Vĩnh Phúc, Trần Tấn Tài, Huỳnh Văn Dương
1512196
27NGHIÊN CỨU ĐÁP ỨNG XƠ HOÁ GAN Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN CÒN BÙ DO VIRUS VIÊM GAN B ĐIỀU TRỊ BẰNG ENTECAVIR
Tác giả:  Đoàn Hiếu Trung, Trần Xuân Chương
1424203
281276210
29RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ 24-72 THÁNG TUỔI TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI
Tác giả:  Nguyễn Tấn Đức, Lương Ngọc Khuê, Nguyễn Thanh Quang Vũ, Võ Văn Thắng
1430218
301393226

Bài quan tâm nhiều nhất
[1] Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng thông số TAPSE (6,990 lần)
Tạp chí:  Tập 1(5) - Số 5/2011; Tác giả:  Nguyễn Liên Nhựt, Nguyễn Anh Vũ
[2] Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (6,089 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng
[3] Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên (5,406 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (04); Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng
[4] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (3,332 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Hoàng Trọng Ái Quốc, Tôn Thất Hoàng Quí, Võ Đăng Trí, Hoàng Thị Kim Trâm, Châu Thị Thanh Nga
[5] Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng (3,273 lần)
Tạp chí:  Tập 4(3) - Số 21/2014; Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
[6] Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (3,223 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (03); Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thăng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều
[7] Nghiên cứu kỹ thuật gây mê nội khí quản một nòng trong phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi (3,095 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Hồ Khả Cảnh, Nguyễn Văn Minh
[8] Giá trị tiên lượng của chỉ số MELD ở bệnh nhân xơ gan Child Pugh C (2,903 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (05) ; Tác giả:  Võ Thị Minh Đức, Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng
[9] NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM ISS (2,865 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Vũ Duy, Lâm Việt Trung
[10] Khảo sát vai trò của thang điểm moca trong tầm soát sa sút trí tuệ do mạch máu ở bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn bán cấp (2,815 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Nguyễn Đình Toàn
Thông báo



ISSN 1859 - 3836

TẠP CHÍ Y DƯỢC HUẾ 

HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

 Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Tâm

Địa chỉ: Tầng 4, Nhà A Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền Tp. Huế

Điện thoại: (0234) 3.826443; Email: tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Copyright © 2016 by G7VN