Đặt vấn đề: Rối loạn cân bằng điện giải có thể liên quan đến tình trạng bệnh hiện có, tăng tỷ lệ tử vong hoặc thậm chí để lại di chứng thần kinh sau này ở trẻ sơ sinh non tháng. Vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này với mục tiêu: Mô tả đặc điểm điện giải đồ của trẻ sơ sinh non tháng và tìm hiểu mối liên quan giữa một số rối loạn điện giải với đặc điểm lâm sàng của trẻ sơ sinh non tháng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu thuận tiện gồm 110 trẻ sơ sinh non tháng (< 37 tuần) được điều trị tại đơn vị Nhi sơ sinh, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế và tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 06/2020 đến tháng 03/2021. Kết quả: Nồng độ trung bình của Na+, K+, Cl- lần lượt là 136,66 mmol/l; 4,59 mmol/l và 101,72 mmol/l. Ở trẻ sơ sinh non tháng, hạ Natri máu là rối loạn thường gặp nhất chiếm 30,9%; tăng Kali chiếm 14,5% và hạ Clo máu chiếm 13,6%. Tuổi thai, cân nặng và tình trạng ngạt là những yếu tố liên quan đến nguy cơ tăng Kali máu với OR lần lượt là 5,27; 14,92; và 20,71 (p<0,05). Yếu tố làm tăng nguy cơ hạ Natri máu ở trẻ là cân nặng, tình trạng nôn và ngạt sau sinh với OR lần lượt là 4,45; 28,13, và 3,49 (p<0,05). Kết luận: Rối loạn điện giải thường gặp nhất ở trẻ SSNT là tăng Kali máu và hạ Natri máu |
Background: Electrolyte abnormalities are common in preterm neonates. Unless electrolyte abnormalities are detected and treated promptly, it significantly affects clinical conditions, increases mortality, or induces long-term neurological sequelae. Therefore, we conducted this study with specific aims to describe the electrolyte status in preterm neonates and find out the relationship between electrolyte disorders and clinical characteristics in preterm neonates. Methods: This was a cross-sectional descriptive study carried out with 110 preterm neonates admitted at the NICU in Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital and Hue Central Hospital from June 2020 to March 2021. Results: Average serum values of sodium, potassium, chloride were 136.66; 4.59, and 101.72 mmol/l, respectively. Hyponatremia was the most common disorder with 30.9%, followed by hyperkalaemia (14.5%). Hypochloremia was accounted for 13.6%. Gestational age, birth weight, and asphyxia were significantly associated with the risk of hyperkalaemia (odd ratio: 5.27; 14.92; and 20.71, respectively). Birth weight, vomiting, and asphyxia were significantly linked to increased risk of hyponatremia in preterm neonates (odd ratio: 4.45; 28.13, and 3.49, respectively). Conclusion: The two common types of electrolyte disorders in preterm neonates were hyponatremia and hyperkalaemia. |