Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá mối liên quan giữa sức bền tinh trùng (STT-Sperm survival test) với kết quả bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI- Intrauterine insemination). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 162 cặp vợ chồng được chẩn đoán vô sinh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2010, đã thực hiện 202 chu kỳ IUI tại Trung tâm Nội tiết sinh sản và Vô sinh,Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 4 năm 2021. Khám lâm sàng, xét nghiệm tinh dịch đồ và test sức bền tinh trùng thực hiện cho tất cả các trường hợp. Kết quả điều trị IUI ghi nhận tỷ lệ thai sinh hoá và thai lâm sàng. Kết quả: Qua khảo sát 162 cặp vợ chồng được điều trị 202 chu kỳ IUI, tỷ lệ thai sinh hóa là 19,8% và lâm sàng là 13,36%. Nhóm STT bình thường chiếm 55,45% (112 chu kỳ) và nhóm STT bất thường chiếm 44,55% (90 chu kỳ). Ở nhóm STT bình thường tỷ lệ có thai sinh hóa và thai lâm sàng lần lượt là 27,6% và 17,9%, cao hơn có ý nghĩa so với nhóm STT bất thường là 10% và 7,8% (tương ứng p=0,002 và p=0,036). Ở nhóm thai sinh hóa, tỷ lệ tinh trùng sống ở thời điểm 0h, 24h và 48h là 89,18%, 61,95% và 21%, độ di động tiến tới lần lượt là 79,75%, 34,33% và 6%, cao hơn hẳn so với nhóm không có thai (p<0,05). Ở nhóm thai lâm sàng, tỷ lệ tinh trùng sống ở thời điểm 24h và 48h là 61,63% và 21%, độ di động tiến tới lần lượt là 34,7% và 6%, cao hơn so với nhóm không có thai (p<0,05). Kết luận: Sức bền tinh trùng bình thường cho kết quả IUI tốt hơn so với nhóm sức bền tinh trùng bất thường. Đồng thời, đối với các trường hợp có thai, kể cả thai sinh hóa và thai lâm sàng, sức bền tinh trùng cao hơn so với nhóm không có thai |
Objectives: This study aimed to evaluate of the relationship between the sperm survival test (STT) and the results of intrauterine insemination (IUI-Intrauterine insemination). Materials and methods: In this cross-sectional descriptive study, infertile couples who were treated by IUI at the Center of Reproductive Endocrinology and Infertility, Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital from January 2018 to April 2021, were enrolled. Their administrative information was recorded, clinical examination, semen analysis and sperm survival test were performed for all study participant. The results of IUI cycles were collected as biochemical pregnancy test and clinical pregnancy test. Results: In total of 162 infertile couples with 202 cycles of IUI, the rate of biochemical pregnancy was 19.8% and clinical pregnancy was 13.36%. The group of normal STT was 55.45% and the group of abnormal STT was 44.55%. In the group of normal STT, the rate of biochemical pregnancy and clinical pregnancy was 27.6% and 17.9%. It was significantly higher than the group abnormal STT, respectively, the rate of biochemical pregnancy and clinical pregnancy was 10% and 7.8% (respectively p=0.002 and p=0.036). In the biochemical pregnancy group, the percentage of sperm vitality at 0h, 24h and 48h was 89.18%, 61.95% and 21%, the percentage of sperm motility was 79.75%, 34.33% and 6%, that higher than the non-pregnant group (p<0.05). In the clinical pregnancy group, the percentage of sperm vitality at 24h and 48h was 61.63% and 21%, the percentage of sperm motility was 34.7% and 6%, that higher than that of the non-pregnant group (p<0.05). Conclusion: The normal STT group results in better IUI outcomes compared to those with abnormal STT. Furthermore, the biochemical and clinical pregnancies groups had higher sperm survival potential vitality and sperm motility than those in the non-pregnant group. |