Bệnh virus Corona 2019 (COVID-19) gây ra hội chứng suy hô hấp cấp tính do virus Corona (SAR-CoV-2) đã được chứng minh có ảnh hưởng đến bệnh nhân ung thư, bao gồm việc tầm soát, phát hiện các yếu tố nguy cơ, quy trình chẩn đoán bệnh, điều trị và theo dõi. Hiện nay, Vaccine COVID-19 được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Bác sĩ cần phải phân biệt và xác định các phản ứng sau tiêm vaccine. Phản ứng hạch cùng bên, dẫn tới dương tính giả trong chẩn đoán bệnh lý ác tính, can thiệp không cần thiết, hoặc cũng có thể làm chậm trễ việc chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư do nghi ngờ lý do tiêm vaccine thay vì chẩn đoán bệnh ung thư. Các báo cáo trên thế giới đều chỉ ra phản ứng nổi hạch cùng bên cánh tay tiêm vaccine COVID-19, đặc biệt là vaccine mRNA (ví dụ Pfizer-BioTech và vaccine Moderna). Báo cáo ca bệnh: Chúng tôi báo cáo hai trường hợp bệnh nhân nữ 47 tuổi và 37 tuổi, tiền sử khỏe mạnh, nhập viện khoa Ung thư vú và phụ khoa, bệnh viện Ung bướu đà nẵng vì triệu chứng nổi hạch nách sau tiêm vaccine COVID-19. Kết luận: Sau khi tham khảo y văn, phản ứng nổi hạch cùng bên tiêm vaccine đã được ghi nhận. Vì vậy, bác sĩ cần ghi nhận thông tin liên quan đến tiền sử tiêm vaccine COVID-19 bao gồm thời gian, vị trí tiêm, triệu trứng sau tiêm để có chẩn đoán bệnh phù hợp, tránh sinh thiết không cần thiết và nguy cơ chẩn đoán sai bệnh. Chúng tôi khuyến cáo nên tầm soát ung thư trước khi tiêm vaccine COVID-19 hoặc trì hoãn tầm soát ung thư vú sau 4-6 tuần tiêm vaccine, và bệnh nhân cần được theo dõi trong 3 tháng để đảm bảo hạch không còn. |
Introduction: The coronavirus disease 2019 (COVID-19) caused by Severe Acute Respiratory Syndrome Coronavirus 2 (SARS-CoV-2), has caused effects on cancer patients including cancer screening process, risk factor records, cancer diagnoses, cancer treatment and follow-up. Nowadays, the COVID-19 vaccine has been used around the world and it has resulted axillary lymphadenopathy reaction. Unilateral axial lymphadenopathy which located near the vaccine injection site following COVID-19 vaccination is common of expecting adverse reaction especially happened in mRNA vaccine (Pfizer-BioTech and Moderna). In this COVID-19 pandemic, physicians should be aware of this follow-up process to avoid false positive cancer diagnosis and inform patient of unnecessary investigation, or delayed cancer diagnosis because suspected COVID-19 vaccination reaction instead of cancer diagnosis. Case report: We present two cases of a 47-year-old female and 34-year-old with no medical history, admitted to Department of Breast and Gynecologic cancer, Danang Oncology Hospital because of axillary lymphadenopathy that occurred after COVID-19 vaccination. Conclusion: After reviewing the literature, ipsilateral injection side axillary lymphadenopathy has been reported. Therefore, physician as well as oncologist working in the era of COVID-19 should be obtained information regarding COVID-19 vaccination including injected time, injected arm, and the symptoms after vaccinating to ensure the accuracy diagnosis and to avoid unnecessary biopsy and the possibility of a misdiagnosis. We recommend to perform cancer screening before vaccination or consider delay breast cancer screening exams until 4-6 weeks after vaccination, and the patient can undergo short term follow-up in the three months to ensure resolution. |