Mục tiêu: (1) Đánh giá đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân loạn năng thái dương hàm (LNTDH) tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh; (2) Đánh giá kết quả điều trị LNTDH của các đối tượng nghiên cứu trên. Đối tượng – phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu có can thiệp lâm sàng, không đối chứng trên 40 bệnh nhân được chẩn đoán LNTDH và được điều trị tại Khoa Điều trị đặc biệt – Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng 7/2019 đến tháng 3/2020. Kết quả: Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân LNTDH tỷ lệ nữ: nam là 1,86:1; tập trung ở nhóm tuổi 25-44. Triệu chứng đau đầu chiếm tỷ lệ cao nhất: 77,5%, kế đến là triệu chứng đau ở hàm khi vận động và nghe tiếng kêu khớp: 70,0%. Mức độ LNTDH theo bệnh sử ở mức trung bình – nặng, chiếm ưu thế đến 85,0%. Khi khám lâm sàng trước điều trị: hạn chế vận động hàm khi há miệng tối đa là 45%, hạn chế khi vận động hàm: 55%; đau khi vận động hàm: 70%; tiếng kêu khớp và loạn năng ở khớp thái dương hàm: 85,0%; đau ở khớp khi sờ: 55,0%; đau ở cơ khi sờ là 32,5%; khớp cắn theo hạng I: 72,5% bên trái và 85% bên phải; phân loại mức độ loạn năng thái dương hàm theo thang điểm Helkimo: mức độ trung bình: 45,0%, nhẹ: 32,5%, nặng: 22,5%. Đánh giá kết quả điều trị LNTDH: các phương pháp điều trị được áp dụng chủ yếu là: Nội khoa, máng nhai và mài chỉnh khớp cắn; kết quả điều trị sau khi kết thúc điều trị sau 1 tuần và tái khám sau 3 tháng có cải thiện về tỷ lệ bệnh nhân có hạn chế vận động hàm, đau khi vận động hàm, đau ở khớp khi sờ và đau ở cơ khi sờ, loạn năng ở khớp thái dương hàm với khác biệt có ý nghĩa; tỷ lệ bệnh nhân có đáp ứng điều trị ở mức tốt: 17,5%, trung bình: 72,5% và xấu: 10,0% khi tái khám sau 3 tháng. Kết luận: Kết quả điều trị LNTDH có sự cải thiện triệu chứng và dấu chứng LNTDH trước và sau điều trị với khác biệt có ý nghĩa. |
Objectives: (1) To examine the clinical characteristics of a patient with temporomandibular disorders (TMD) at Ho Chi Minh City Hospital of Odonto-Stomatology; (2) To evaluate the treatment results of TMD of the above study subjects. Subjects - methods: Descriptive and prospective studies with clinical intervention, no control over 40 patients diagnosed with TMD and treated at the Special Treatment Department – Dental Hospital Ho Chi Minh City from July 2019 to March 2020. Results: Clinical characteristics of patients with TMD: ratio of women: men was 1.86: 1; focus on the age group 25-44. Headache symptoms accounted for the highest proportion: 77.5%, followed by pain in the jaw when moving and hearing joint sounds: 70.0%. The degree of TMD according to the history is moderate - severe, dominating up to 85.0%. On clinical examination before treatment: limit movement of the jaw when opening the mouth to a maximum of 45%, limit when moving the jaw: 55%; pain with jaw movement: 70%; synapse and dysfunction in temporal joint: 85.0%; pain in the joints when touching: 55.0%; muscle pain to the touch is 32.5%; occlusion grade I: 72.5% left and 85% right; classify the degree of TMD according to the Helkimo’s scale: medium level: 45.0%, light: 32.5%, heavy: 22.5%. Evaluation of treatment results for TMD: the main applied methods are: medicine, occlusal splints and occlusal adjustment. Treatment results after 1 week of the end of treatment and follow-up after 3 months improved in the proportion of patients with limited jaw movement, jaw movement pain, joint pain when palpation and muscle pain. palpation, dysfunction in temporal jaws with significant differences; percentage of patients with good response to treatment: 17.5%, average: 72.5% and bad: 10.0% at follow-up visit after 3 months. Conclusion: The TMD treatment results showed an improvement in symptoms and signs before and after treatment with significant differences. |