Trang chủ
Giới thiệu
Thống kê
Nội dung
Hướng dẫn
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký

NỘI DUNG BÀI BÁO

GIÁ TRỊ CỦA NỒNG ĐỘ BILIRUBIN MÁU CUỐNG RỐN TRONG TIÊN ĐOÁN VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN GIÁN TIẾP BỆNH LÝ Ở TRẺ SƠ SINH ĐẺ NON
ROLE OF CORD BLOOD BILIRUBIN IN THE PREDICTION OF PATHOLOGICAL HYPERBILIRUBINEMIA IN PRETERM INFANTS
 Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Bình, Phan Hùng Việt
Đăng tại: Tập 11 (06); Trang: 53
Tóm tắt bằng tiếng Việt:
Đặt vấn đề: Vàng da tăng bilirubin gián tiếp rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Khoảng 60% trẻ sơ sinh đủ tháng và 80% trẻ sơ sinh đẻ non có vàng da tăng bilirubin gián tiếp trong tuần đầu. Vàng da tăng bilirubin gián tiếp có thể dẫn đến vàng da nặng gây tử vong hoặc di chứng thần kinh nặng nề. Do đó, nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu: xác định giá trị của nồng độ bilirubin máu cuống rốn trong tiên đoán vàng da tăng bilirubin gián tiếp bệnh lý ở trẻ sơ sinh đẻ non. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thuần tập tiến cứu. Cỡ mẫu gồm 122 trẻ sơ sinh đẻ non tại Bệnh viện Trường Đại học Y-Dược Huế từ tháng 4/2018 đến tháng 8/2020. Trẻ được xét nghiệm bilirubin máu cuống rốn ngay sau sinh, theo dõi hàng ngày để ghi nhận triệu
chứng vàng da trên lâm sàng trong tuần đầu và xét nghiệm bilirubin máu tĩnh mạch trong khoảng 24-36 giờ sau sinh và những ngày sau nếu trẻ có vàng da. Kết quả: Nồng độ bilirubin toàn phần máu cuống rốn có giá trị khá tốt trong tiên đoán có vàng da tăng bilirubin gián tiếp bệnh lý ở trẻ sơ sinh đẻ non với AUC (95%CI) là 0,752 (0,667-0,837). Tại điểm cắt của nồng độ bilirubin toàn phần máu cuống rốn > 35,6 μmol/L có độ nhạy 43,3% và độ đặc hiệu 96,4% trong tiên đoán vàng da tăng bilirubin gián tiếp bệnh lý ở trẻ sơ sinh đẻ non với chỉ số khả dĩ dương là 11,9 lần. Kết luận: Bilirubin máu cuống rốn có thể giúp tiên đoán khả năng xuất hiện vàng da tăng bilirubin gián tiếp bệnh lý ở trẻ sơ sinh đẻ non.
Từ khóa:sơ sinh, đẻ non, vàng da tăng bilirubin gián tiếp, bilirubin máu cuống rốn.
Abstract:
Background: Neonatal hyperbilirubinemia is a common clinical problem. Approximately 60% term babies and 80% preterm babies will develop clinically apparent jaundice encountered during the first week of life. Excessive indirect bilirubin concentration can cross the blood-brain barrier and result in death or other severe neurological sequelae. Objectives: To determine the value of cord blood bilirubin to predict pathological hyperbilirubinemia in preterm. Materials and method: A prospective cohort study was carried out on 122 neonates under 37 week at Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital, Hue, Vietnam from 4/2018
to 8/2020. Cord blood bilirubin was estimated after birth. Neonates were followed up daily for 7 days for hyperbilirubinemia. Serum bilirubin levels in peripheral blood were estimated from 24 to 36 hours after birth and when the baby developed clinical jaundice. Results: Cord blood bilirubin is a fairly predictor of pathological hyperbilirubinemia in preterm with AUC (95%CI) 0.752 (0.667-0.837). When level of total cord bilirubin is higher than 35.6 μmol/L, preterm babies developed pathological hyperbilirubinemia with a 43,3% sensitivity and 96.4% specfically and +LR 11.9. Conclusion: Cord blood bilirubin may help predict pathological hyperbilirubinemia in preterm
Key words: Neonate, preterm, hyperbilirubinemia, cord blood bilirubin.

CÁC BÀI BÁO TRONG TẬP 11 (06)

TTTiêu đềLượt xemTrang
1VAI TRÒ HÓA MÔ MIỄN DỊCH TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN LOẠI U LYMPHO DẠ DÀY – RUỘT
Tác giả:  Nguyễn Duy Thịnh, Đặng Công Thuận*, Nguyễn Trần Bảo Song, Ngô Quý Trân, Trần Thị Nam Phương
2257
2TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT UNG THƯ ỐNG TIÊU HÓA: VẤN ĐỀ PHẪU THUẬT VIÊN CẦN QUAN TÂM
Tác giả:  Trần Hiếu Học, Phạm Văn Phú, Trần Thu Hương, Trần Quế Sơn
17815
3NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ KẼM HUYẾT THANH MÁU CUỐNG RỐN Ở TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Hà Phương Anh, Nguyễn Thị Cự*, Phạm Võ Phương Thảo, Lê Mai Anh, Đỗ Hồ Tĩnh Tâm, Phạm Thanh Mai
19022
4NGHIÊN CỨU SỰ TĂNG TRƯỞNG THỂ CHẤT TRONG 6 THÁNG ĐẦU CỦA TRẺ SƠ SINH NHẸ CÂN
Tác giả:  Nguyễn Thị Cự, Hoàng Thị Hương, Phạm Võ Phương Thảo
19629
5NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG U TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Hoàng Minh Phương, Trần Tấn Tài, Nguyễn Hồng Lợi, Tô Thị Lợi, Hoàng Vũ Minh, Võ Khắc Tráng, Nguyễn Văn Minh, Võ Trần Nhã Trang, Vũ Đình Tuyên
21637
6ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VỀ KHÍ, HUYẾT, ÂM, DƯƠNG THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Tác giả:  Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Thị Hồng Lĩnh, Nguyễn Quang Tâm
20544
717453
815761
9
NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ SẮT, TRANSFERRIN VÀ FERRITIN HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG THẬN HƯ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Lê Văn An, Lê Chuyển, Dương Thị Ngọc Lan, Phạm Thị Thúy Vũ, Nguyễn Thị Thu Thảo, Võ Hoàng Lâm
17070
10
XÂY DỰNG DANH MỤC TƯƠNG TÁC THUỐC CÓ Ý NGHĨA LÂM SÀNG TẠI PHÒNG KHÁM BÁC SĨ GIA ĐÌNH
Tác giả:  Đỗ Thị Diệu Hằng, Ngô Thị Kim Cúc, Trần Thị Ánh, Võ Đức Toàn, Nguyễn Minh Tâm
16477
1118586
1218292
13159100
14158106
15ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT U HỖN HỢP TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI
Tác giả:  Võ Khắc Tráng, Hoàng Minh Phương, Nguyễn Văn Minh, Trần Tấn Tài
198115
16221124
17181131

Bài quan tâm nhiều nhất
[1] Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng thông số TAPSE (5,713 lần)
Tạp chí:  Tập 1(5) - Số 5/2011; Tác giả:  Nguyễn Liên Nhựt, Nguyễn Anh Vũ
[2] Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (5,503 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng
[3] Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên (3,932 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (04); Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng
[4] Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng (2,821 lần)
Tạp chí:  Tập 4(3) - Số 21/2014; Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
[5] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (2,768 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Hoàng Trọng Ái Quốc, Tôn Thất Hoàng Quí, Võ Đăng Trí, Hoàng Thị Kim Trâm, Châu Thị Thanh Nga
[6] Nghiên cứu kỹ thuật gây mê nội khí quản một nòng trong phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi (2,629 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Hồ Khả Cảnh, Nguyễn Văn Minh
[7] Giá trị tiên lượng của chỉ số MELD ở bệnh nhân xơ gan Child Pugh C (2,511 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (05) ; Tác giả:  Võ Thị Minh Đức, Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng
[8] Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (2,440 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (03); Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thăng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều
[9] NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM ISS (2,433 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Vũ Duy, Lâm Việt Trung
[10] Khảo sát vai trò của thang điểm moca trong tầm soát sa sút trí tuệ do mạch máu ở bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn bán cấp (2,432 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Nguyễn Đình Toàn
Thông báo



ISSN 1859 - 3836

TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY - HUE UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY

 

Tầng 4, Nhà A Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền Tp. Huế

Điện thoại: (0234) 3.826443; Email: tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Copyright © 2016 by G7VN