"Mở đầu: Xuất huyết tiêu hóa trên không do vỡ giãn tĩnh mạch là một cấp cứu đa chuyên khoa thường gặp, có tỷ lệ tử vong còn cao. Trong thực hành lâm sàng, việc phân tầng nguy cơ bệnh nhân ngay tại thời điểm nhập viện có vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có thang điểm nào có thể sử dụng đơn độc để tiên đoán tất cả các dự hậu lâm sàng của bệnh nhân. CANUKA là một thang điểm hoàn toàn mới, từ khi được công bố năm 2018 đến nay, trên thế giới cũng như tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào kiểm chứng giá trị của thang điểm CANUKA được công bố chính thức. Mục tiêu: Đánh giá giá trị của thang điểm CANUKA trong dự đoán bệnh nhân xuất huyết tiêu hoá trên không do vỡ giãn tĩnh mạch (XHTHTKVG) có nguy cơ thấp, và trong dự đoán bệnh nhân có nguy cơ cao. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu trên 106 bệnh nhân XHTHTKVG, điều trị nội trú tại Bệnh viện Đại học Y-Dược Huế và Khoa Nội Tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 6/2019 đến tháng 6/2020. Kết quả: Trong dự đoán bệnh nhân có nguy cơ cao, thang điểm CANUKA có AUROC là 0,855. Khi dự đoán bệnh nhân có nguy cơ chảy máu tái phát, yêu cầu phẫu thuật/tắc mạch hoặc có nguy cơ tử vong, yêu cầu truyền máu, yêu cầu nội soi điều trị, thang điểm CANUKA có AUROC lần lượt là 0,902, 082, 0,84, 0,743. Thang điểm CANUKA có AUROC cao hơn có ý nghĩa thống kê so với thang điểm Glasgow-Blatchford (0,855 so với 0,831; p=0,003) khi dự đoán bệnh nhân có nguy cơ cao.Trong dự đoán bệnh nhân có nguy cơ thấp, với điểm cắt ≤ 2, thang điểm CANUKA có độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 7,14%. Thang điểm CANUKA có độ nhạy cao hơn so với thang điểm Glasgow Blatchford (100% so với 98%) nhưng độ đặc hiệu thấp hơn (7,14% so với 19,64%) khi dự đoán bệnh nhân có nguy cơ thấp. Kết luận: Thang điểm CANUKA có giá trị cao trong phân tầng nguy cơ bệnh nhân XHTHTKVG, vì vậy, có thể cân nhắc áp dụng trong thực tế lâm sàng. "
|
"Background & aims: Guidelines recommend using prognostic scales for risk stratification in patients with non-variceal upper gastrointestinal bleeding. However, scoring system accuracy is suboptimal, and score calculation can be complex. A scoring system is needed to identify patients at risk of adverse outcomes and patients at low risk of harm. CANUKA is a new risk stratification score, developed in 2018. Until now, have not study validated the score yet. The aims of this study was to evaluate the efficacy of the CANUKA score system for risk stratification in patients with non-variceal upper gastrointestinal bleeding. Methods: Between 6/2019 and 6/2020 we prospectively recruited 106 patients with non-variceal upper gastrointestinal bleeding. We performed area under the receiver operating characteristic analyses to test the ability of CANUKA to identify patients who died or had rebleeding, surgical/radiologic intervention to control bleeding, need for therapeutic endoscopy, and transfusion-a poor outcome was defined as 1 or more of these outcomes. Patients at low risk of a poor outcome (safe for management as an outpatient) were identified based on lack of transfusion, rebleeding, therapeutic endoscopy, interventional radiology/surgery, or death. Results: A threshold CANUKA score of 6 or more was best at predicting combined poor outcome, the AUROC was 0.855% with a sensitivity of 86% specificity of 73.2% positive predictive value of 74.1%, and negative predictive value of 85.4%. The AUROC of the CANUKA for predicting need for therapeutic endoscopy, rebleeding, RBC transfusion, and surgical/radiologic intervention to control bleeding, or mortality ware 0.743, 0.902, 0.84%, 0.82 respectively. Identifying low-risk patients, a threshold CANUKA score of ≤ 2, the CANUKA has sensitivity of 100%, specificity of 7.14%, positive predictive value of 100%, and negative predictive value of 49.0%%. Comparison of the CANUKA with the Glasgow–Blatchford Score, the CANUKA score had a statistically significantly higher AUROC for predicting the combined poor outcome (AUROC=0.855 vs AUROC= 0.831; p=0.003). CANUKA had higher sensitivity than the GBS in identifying Low-Risk Patients (100% vs 98%), but the specificity was lower (7.14% vs 19.64%). Conclusions: The efficacy of the CANUKA score system for risk stratification in patients with nonvariceal upper gastrointestinal bleeding was higher than Glasgow–Blatchford Score."
|