Trang chủ
Giới thiệu
Thống kê
Nội dung
Hướng dẫn
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký

NỘI DUNG BÀI BÁO

KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT HẠCH GIAO CẢM NGỰC 3 ĐIỀU TRỊ TĂNG TIẾT MỒ HÔI TAY
OUTCOME OF THORACOSCOPIC SYMPATHECTOMY FOR PRIMARY PALMOPLANTAR HYPERHIDROSIS
 Tác giả: Nguyễn Thị Thu Mai, Trần Hữu Dàng
Đăng tại: Tập 7 (06); Trang: 99
Tóm tắt bằng tiếng Việt:
Tăng tiết mồ hôi nguyên phát (primary hyperhidrosis) là tình trạng mồ hôi tiết ra quá mức bình thường ở lòng bàn tay, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Đây là bệnh lý khá phổ biến trên thế giới, tỷ lệ thay đổi từ 2% đến 4,6% dân cư. Phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực qua nội soi là phương pháp điều trị được chọn lựa và được đánh giá là hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn chưa thống nhất trong việc chỉ định can thiệp vào những hạch nào. Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành nhằm đánh giá kết quả cắt hạch giao cảm ngực 3 trong điều trị tăng tiết mồ hôi tay. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, phối hợp mô tả cắt ngang và theo dõi dọc, can thiệp lâm sàng không đối chứng. Kết quả: Sau mổ, hết hẳn và giảm nhiều mồ hôi tay đạt 95,1%  và 4,9% người bệnh, hết và giảm mồ hôi chân trong 39,5% và 49,4% trường hợp. Tình trạng tăng tiết bù trừ sau mổ 12 tháng và 24 tháng giảm rõ, ở vùng lưng từ 67,8% xuống còn 33,3%; vùng bụng từ 54,0% xuống 37,0%; vùng cẳng chân 40,2% xuống còn 17,3%, vùng đùi 20,7% xuống 9,9% và vùng ngực từ 17,2% xuống còn 9,9% các trường hợp tái khám. Đánh giá chung, kết quả tốt tốt chiếm 95,1%, trung bình 4,9%; tất cả đều đáp ứng điều trị và không có bất cứ biến chứng hay kết quả xấu nào. Sau mổ 24 tháng: có 92,6% bệnh nhân hài lòng về kết quả điều trị và 7,4% trường hợp chưa hài lòng do ra mồ hôi bù trừ và khô bàn chân. Kết luận: Phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực 3 qua nội soi để điều trị tăng tiết mồ hôi tay là phương pháp điều trị có kết quả rất tốt, hạn chế mồ hôi bù trừ và cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh.
Từ khóa:Tăng tiết mồ hôi tay, cắt hạch giao cảm ngực, kết quả điều trị.
Abstract:
Primary hyperhidrosis (PH) is a condition characterized by excessive sweating, which shares several features with anxiety disorders and has a negative impact on a patient’s quality of life. There is a wide variation of 2-4,6% in the reported prevalence of PH. In many countries, thracoscopic  sympathectomy has become the preferred treatment method for PH. However, there is still argument about which ganglion need to be cut. This study investigated the efficacy of T3 ganglion resection on symptoms of PH and other clinical symptoms. Methods: A prospective cohort study combining a cross sectional descriptive and longitudinal study was conducted. Results: Post-operation, 95.1% of participants recovered from hand sweating, 4.9% dramatically reduced hand sweating; 39.5% recovered from feet sweating, 49.4% dramatically reduced feet sweating. Compensatory sweating after 12-month and 24-month postoperative remarkably decreased, this reduction was from 67.8% to 33.3% on the back, from 54.0% to 37% on the abdomen, from 40.2% to 17.3% on the legs, from 20.7% to 9.9% on the thighs and from 17.2% to 9.9% on the chest. Overall, the results of T3 ganglion resection were good, at 95.1%, 4.9% had average results; all of participants responded to the treatment and there were not any complications. Postoperative 24-month, 92.6% were satisfied with the outcomes of operation, 7.4% were not really satisfied due to the compensatory sweating and extra-dry feet. Conclusion: T3 sympathetic ganglion resection by endoscopy is an effective approach to improve the excessive sweating as well as the satisfaction and quality of life for those having hyperhidrosis.
Key words: Primary hyperhidrosis, outcomes, thoracoscopic sympathotomy

CÁC BÀI BÁO TRONG TẬP 7 (06)

TTTiêu đềLượt xemTrang
1
BỆNH THỦY ĐẬU VÀ CÁC BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP
Tác giả:  Trần Đình Bình, Đinh Thị Ái Liên
7347
2
NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ KEM CHỐNG LÃO HOÁ CHỨA GAMMA ORYZANOL
Tác giả:  Lê Thị Minh Nguyệt, Phan Thị Kim Liên
70815
367422
464329
572435
666744
761454
8
ỨNG DỤNG VẠT MẠCH XUYÊN TRONG TẠO HÌNH CHE PHỦ CÁC KHUYẾT HỔNG PHẦN MỀM CHI THỂ
Tác giả:  Lê Hồng Phúc, Trần Thiết Sơn, Lê Nghi Thành Nhân, Trần Nhật Tiến, Lê Thanh Ngọc
66664
9
NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHIẾT XUẤT, THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG KHÁNG KHUẨN CỦA TINH DẦU SẢ (CYMBOPOGON CITRATUS (DC.) STAFT – POACEAE) Ở THỪA THIÊN HUẾ
Tác giả:  Nguyễn Thị Thanh Hường, Nguyễn Trọng Hiếu, Nguyễn Phan Đông Anh, Ngô Thị Tuyết Mai, Lê Thị Bích Hiền
65669
1066376
1165881
1264588
13
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP LADA
Tác giả:  Nguyễn Thị Thu Mai, Trần Hữu Dàng
67293
1468699

Bài quan tâm nhiều nhất
[1] Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng thông số TAPSE (7,057 lần)
Tạp chí:  Tập 1(5) - Số 5/2011; Tác giả:  Nguyễn Liên Nhựt, Nguyễn Anh Vũ
[2] Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (6,141 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng
[3] Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên (5,490 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (04); Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng
[4] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (3,410 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Hoàng Trọng Ái Quốc, Tôn Thất Hoàng Quí, Võ Đăng Trí, Hoàng Thị Kim Trâm, Châu Thị Thanh Nga
[5] Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng (3,307 lần)
Tạp chí:  Tập 4(3) - Số 21/2014; Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
[6] Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (3,273 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (03); Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thăng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều
[7] Nghiên cứu kỹ thuật gây mê nội khí quản một nòng trong phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi (3,135 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Hồ Khả Cảnh, Nguyễn Văn Minh
[8] Giá trị tiên lượng của chỉ số MELD ở bệnh nhân xơ gan Child Pugh C (2,921 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (05) ; Tác giả:  Võ Thị Minh Đức, Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng
[9] NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM ISS (2,889 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Vũ Duy, Lâm Việt Trung
[10] Lung-rads và cập nhật về chẩn đoán nốt mờ phổi bằng cắt lớp vi tính ngực liều thấp (2,847 lần)
Tạp chí:  Tập 5(4_5) - Số 28+29/2015; Tác giả:  Hoàng Thị Ngọc Hà, Lê Trọng Khoan
Thông báo



ISSN 1859 - 3836

TẠP CHÍ Y DƯỢC HUẾ 

HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

 Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Tâm

Địa chỉ: Tầng 4, Nhà A Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền Tp. Huế

Điện thoại: (0234) 3.826443; Email: tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Copyright © 2016 by G7VN