Đặt vấn đề: Polyp đại trực tràng (Polyp ĐTT) là bệnh lý tương đối phổ biến trong nhóm bệnh đường tiêu hóa dưới. Tỷ lệ mắc polyp ĐTT dao động từ 20 - 50%. Polyp được hình thành do sự tăng sản quá mức của lớp niêm mạc và polyp ĐTT nguy cơ ác tính cao hơn so với vị trí khác. Mục tiêu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của các bệnh nhân polyp ĐTT. Đối tượng: Bệnh nhân ≥ 16 tuổi được chẩn đoán polyp ĐTT tại Trung tâm Tiêu hóa - Nội soi Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế trong thời gian từ 1/4/2020 - 30/3/2021. Phương pháp: Mô tả cắt ngang, hồi cứu. Kết quả: Tuổi trung bình 55,8 ± 15,7, thường gặp nhất ≥ 45 tuổi, nam/ nữ là 2/1. Triệu chứng thường gặp: đau bụng (83,6%), tiêu chảy (29,9%), táo bón (28,4%), hội chứng lỵ (13,4%), phân lẫn máu (31,3%). Vị trí polyp: hậu môn (1,5%), trực tràng (47,8%), đại tràng sigma (40,3%), đại tràng xuống (31,3%), đại tràng ngang (22,4%), đại tràng lên (28,4%), manh tràng (13,4%). Tỷ lệ bệnh nhân ≥ 2 polyp (59,7%), 1 polyp (40,3%). Kích thước polyp: 5 - < 10 mm (50,7%), < 5 mm (37,4%), ≥ 10 mm (11,9%). Tỷ lệ polyp không cuống nhiều hơn polyp có cuống ở mỗi vị trí. Các type mô bệnh học: polyp tuyến (60,4%), polyp tăng sản (35,4%), polyp ác tính hóa (4,2%). Polyp có loạn sản (64,6%), trong đó 56,3% loạn sản nhẹ, 8,3% loạn sản nặng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ loạn sản và nhóm kích thước polyp, giữa dạng mô bệnh học và mức độ loạn sản (p < 0,05). Kết luận: Polyp ĐTT gặp nhiều ở bệnh nhân ≥ 45 tuổi, nam nhiều hơn nữ. Đau bụng, đi cầu phân máu là những triệu chứng thường gặp; các kiểu hình polyp thường gặp là polyp không cuống, ≥ 2 polyp, kích thước 5 - < 10 mm, chủ yếu ở trực tràng. Polyp tuyến là type mô bệnh học thường gặp nhất, tỷ lệ loạn sản cao. |
Background: Colorectal polyps are relatively common diseases in the group of lower gastrointestinal tract diseases. The prevalence of colorectal polyps ranges from 20 to 50%. Polyps are formed due to excessive hyperplasia of the mucosa and the malignancy rate of colorectal polyps is higher than other sites. Target: Describe some clinical, endoscopy and histopathology characteristics. Subjects: The patients aged 16 years old and older who were diagnosed colon polyps at the Center for Gastroenterology - Endoscopy at Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital from April 1st, 2020 to April 30th, 2021. Methods: Crosssectional, retrospective description. Results: The mean age was 55.8 ± 15.7 years old, the most common age was ≥ 45 years old, male/female was 2/1. The common clinical symptoms: abdominal pain (83.6%), diarrhea (29.9%), constipation (28.4%), dysentery syndrome (13.4%), bloody stools (31.3%). The position of polyps: anus (1.5%), rectum (47.8%), sigmoid colon (40.3%), descending colon (31.3%), transverse colon (22.4%), ascending colon (28.4)%), cecum (13.4%). The proportion of patients ≥ 2 polyps (59.7%), 1 polyp (40.3%). Polyp sizes: 5 - < 10 mm (50.7%), < 5 mm (37.4%), ≥ 10 mm (11.9%). The percentage of sessile polyps was higher than that of pedunculated polyps at each locations. Histopathological types: adenomatous polyps (60.4%), hyperplastic polyps (35.4%), malignant polyps (4.2%). Polyps with dysplasia (64.6%), mild - grade dysplasia (56.3%), severe-grade dysplasia (8.3%). The differences were statistically significant between the grade of dysplasia and the polyp size groups, between the histopathology and the grade of dysplasia (p < 0.05). Conclusions: Colorectal polyps are more common in patients ≥ 45 years old, male are much more than female. Abdominal pain, bloody stools are common symptoms. Common polyp phenotypes are sessile polyps, ≥ 2 polyps, 5 - < 10 mm in size, mainly in the rectum. Adenomatous polyps are the most common histopathological type, with the high rate of dysplasia |