KIẾN THỨC - THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE - CHỈ SỐ LĂNG QUĂNG MUỖI AEDES CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH TẠI THÀNH PHỐ HUẾ - MỘT NGHIÊN CỨU BỆNH CHỨNG |
KNOWLEDGE AND PRACTICE TOWARDS DENGUE FEVER PREVENTION - AEDES LARVAE INDICES OF HOUSEHOLDS IN HUE CITY - A CASE CONTROL STUDY |
Tác giả: Phạm Duy Phương Nhi, Nguyễn Văn Hòa
|
Đăng tại: Tập 11 (04); Trang: 33 |
Tóm tắt bằng tiếng Việt: |
Đặt vấn đề: Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gặp ở cả trẻ em và người lớn, lây truyền qua trung gian muỗi Aedes, chiến lược phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt dựa trên sự hiểu biết và thực hành đúng trong phòng chống SXHD của cộng đồng. Một nghiên cứu tại Malaysia (2011-2012) cho biết sự thiếu hiểu biết và thiếu hiệu quả trong thực hành các biện pháp phòng chống có thể là nguy cơ của mắc SXHD. Vì vậy chúng tôi khảo sát về kiến thức, thực hành phòng chống SXHD và chỉ số lăng quăng muỗi Aedes của các hộ gia đình tại thành phố Huế và các yếu tố liên quan đến mắc SXHD. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh chứng với nhóm bệnh gồm 61 trường hợp được xác định mắc SXHD từ 01/5/2019 đến 31/10/2019, kết đôi với tỷ lệ 1 bệnh: 2 chứng có cùng một số đặc điểm cơ bản (độ tuổi, giới tính, địa chỉ); phỏng vấn và quan sát dựa trên bộ công cụ soạn sẵn, dữ liệu được phân tích bằng SPSS. Kết quả: 39,3% đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) thuộc nhóm bệnh và 41,8% ĐTNC thuộc nhóm chứng có đạt kiến thức; 26,2% nhóm bệnh và 33,6% nhóm chứng có thực hành phòng chống bệnh SXHD đạt; các chỉ số lăng quăng nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm về số hộ gia đình có lăng quăng (p>0,05). Các yếu tố bao gồm: nghề nghiệp thường di chuyển (OR=2,79, KTC95%: 1,32-5,87), không dùng tinh dầu/thuốc bôi chống muỗi (OR=2,21, KTC95%: 1,04-4,68) và có chuồng chăn nuôi gần nhà (OR=4,86, KTC95%: 1,21-19,51) là những yếu tố liên quan đến mắc SXHD. Kết luận: Tỷ lệ ĐTNC đạt kiến thức và thực hành về phòng chống SXHD chưa cao, chỉ số lăng quăng của nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm về số hộ gia đình có lăng quăng, có mối liên quan giữa yếu tố nghề nghiệp, môi trường quanh nhà và sử dụng biện pháp tự bảo vệ với mắc SXHD.
|
Từ khóa:Kiến thức, thực hành, chỉ số lăng quăng, sốt xuất huyết |
Abstract: |
Background: Dengue fever (DF) is a life-threatening infectious disease, which was transmitted by the Aedes mosquito, the best preventive strategy is focusing on killing mosquitoes, larvae and preventing mosquito bites, based on the awareness of DF and correctly practicing of DF prevention in the community. A study in Malaysia (2011-2012) showed that lack of knowledge and ineffectiveness in practicing preventive measures could be a risk of DF. This study was commenced to assess the level of knowledge and practice towards DF prevention, besides identifying the Aedes larval indices of households in Hue city and investigate risk factors for the development of DF. Materials and method: We conducted a case-control study with a defined group of 61 DF cases from May 1 to October 31, 2019, the selection of cases and controls in the ratio of 1:2 with the same basic characteristics (age, gender, location); interview and observe based on the structured questionnaire to collect data, data was analysed using SPSS through a few statistical analyses. Results: We found that 39.3% participants in cases and 41.8% participants in controls having good knowledge regarding DF and only 26.2% participants in cases and 33.6% participants in controls having good practices of DF prevention. Aedes larvae indices of cases is higher than that of controls, there were no statistically significant differences in the house index from cases and controls (p>0.05). The risk factor analysis indicated that the job that spend less time at home more at risk of DF than the others (OR=2.79, 95%OR: 1.32-5.87), no use mosquitoes’ essential oil/repellent (OR=2.21, 95%OR: 1.04-4.68), the stable near house (OR=4.86, 95%OR: 1.21-19.51) were independent risk factors for the development of DF. Conclusion: A large number of participants didn’t demonstrate comprehensive knowledge and the right practice towards DF prevention, there were no statistically significant differences in the house index from cases and controls, there was a significant correlation between job, environment, use safeguard measures and a risk of DF. |
Key words: knowledge, practice, larval indices, dengue fever. |
|
|
|