Trang chủ
Giới thiệu
Thống kê
Nội dung
Hướng dẫn
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký

NỘI DUNG BÀI BÁO

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÁI TẠO XƯƠNG Ổ RĂNG BẰNG BỘT XƯƠNG NHÂN TẠO IN VIVO
IN VIVO EVALUATION OF THE ABILITY OF BIPHASIC CALCIUM PHOSPHATE IN ALVEOLAR BONE REGENERATION
 Tác giả: Nguyễn Thị Thùy Dương, Lê Mỹ Hương, Nguyễn Mai Anh, Hoàng Minh Phương, Lê Văn Trị, Nguyễn Thanh Tùng
Đăng tại: Tập 11 (03); Trang: 27
Tóm tắt bằng tiếng Việt:
Đặt vấn đề: Xương ổ răng có thể bị phá hủy bởi nhiều nguyên nhân như chấn thương, u và nang xương hàm, nhiễm trùng và mất răng, ảnh hưởng đến chức năng, thẩm mỹ, sự thoải mái và tự tin ở bệnh nhân. Nhằm tái tạo lại phần khuyết hổng xương ổ răng, bên cạnh xương tự thân, các loại vật liệu sinh học vô cơ và có tế bào đang được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong đó có Biphasic Calcium Photphat (BCP). Do đó, việc nghiên cứu một mô hình khuyết hổng xương ổ răng trên động vật nhằm đánh giá quá trình tạo xương và tiềm năng của vật liệu trước khi ứng dụng trên lâm sàng là rất cần thiết. Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lành thương sau tái tạo khuyết hổng xương ổ răng và kết quả tái tạo khuyết hổng xương ổ răng bằng Xquang và phân tích mô học. Qua đó tạo ra một mô hình thử nghiệm đánh giá tiềm năng của các loại vật liệu trước khi ứng dụng trên lâm sàng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 18 con thỏ trắng, đực, thuần chủng, khỏe mạnh trọng lượng trọng lượng 2,5 ± 0,2kg, 8-10 tuần tuổi, được chia làm 2 nhóm: nhóm chứng, nhóm bột xương. Tiến hành tạo khuyết hổng xương ổ răng ở 2 nhóm sau đó thực hiện tái tạo ở nhóm bột xương (bằng bột xương nhân tạo BCP). Đánh giá đặc điểm lành thương ở 2 nhóm sau 1, 3, 5, 7, 14 ngày sau phẫu thuật và đánh giá tái tạo xương ổ răng bằng Xquang và phân tích mô học sau 2, 4, 6 tuần. Kết quả: Điểm lành thương ở mỗi nhóm tăng dần từ ngày 1 đến ngày 14, có ý nghĩa thống kê kể từ ngày 5. Điểm lành thương của nhóm bột xương cao hơn nhóm chứng nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Điểm Xquang ở mỗi nhóm tăng dần từ tuần 2 đến tuần 6, có ý nghĩa thống kê ở tuần thứ 6 (p<0,05). Điểm Xquang của nhóm bột xương cao hơn nhóm chứng nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Mô liên kết mới hình thành nhóm chứng đạt cao nhất ở 4 tuần và giảm sau 6 tuần (p<0,05). Tuy nhiên, nhóm bột xương đạt lượng mô liên kết mới cao nhất ở 2 tuần và giảm dần sau 4 tuần và 6 tuần. (p<0,05). Lượng xương mới hình thành ở mỗi nhóm tăng có ý nghĩa thống kê từ 2 tuần đến 6 tuần. Lượng xương mới hình thành ở nhóm bột xương cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: Mô hình trên cho phép chúng ta đánh giá khả năng tái tạo xương của các vật liệu khác nhau. Đồng thời, bột xương nhân tạo BCP là một vật liệu tiềm năng để tái tạo những khuyết hổng xương ổ răng trên lâm sàng.
Từ khóa:Xương ổ răng, biphasic calcium phosphate, thỏ, tái tạo xương
Abstract:
Background: The alveolar bone can be damaged by a variety of causes such as trauma, bone tumors and cysts, infection and tooth loss, affecting function, aesthetics, comfort and confidence of the patient. In order to reconstruct the alveolar bone defect, besides autologous bone, cellular and inorganic biological materials are being developed and widely applied including Biphasic Calcium Phosphate (BCP). Therefore, it is very essential to establish an animal model of alveolar bone defect to evaluate the progress of bone formation and the potential of materials before clinical application. Materials and Methods: The study was performed on 18 white, male, healthy rabbits weighing 2.5 ± 0.2 kg, 8-to-10-week aged, divided into 2 groups: group 1 (control), group 2 (BCP). The alveolar bone defect formation was performed in 2 groups, then reconstructed with BCP (group 2). Evaluation of soft tissue healing characteristics in 2 groups after 1, 3, 5, 7, 14 days after surgery and assessment of alveolar bone regeneration by X-ray and histological analysis after 2, 4, 6 weeks. Results: Healing score in each group increased gradually from day 1 to day 14, having statistical significance from day 5. Healing score of 2 groups tended to increase gradually in order: control group < BCP group (p > 0.05). X-ray scores in each group increased from week 2 to week 6, with statistical significance at week 6 (p < 0.05). X-ray scores of 2 groups tended to increase in order: the control group < BCP group (p > 0.05). New connective tissue formed in the control group reached the highest at week 4 and decreased after week 6 (p <0.05). However, BCP group achieved the highest amount of newly formed connective tissue at week 2 and decreased gradually after week 4 and week 6 (p < 0.05). New bone formation in each group increased statistically from week 2 to week 6. The amount of newly formed bone in BCP group was significantly higher than in control group (p < 0.05). Conclusions: The above established model allows us to evaluate the capability of the bone regeneration of various materials. In addition, BCP is a potential material which can be used to reconstruct alveolar bone defects in patients.
Key words: Alveolar bone, biphasic calcium phosphate, rabbits, bone regeneration

CÁC BÀI BÁO TRONG TẬP 11 (03)

TTTiêu đềLượt xemTrang
19957
2
SO SÁNH YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM Ở BA VÙNG SINH THÁI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2019
Tác giả:  Tôn Thất Cảnh Trí, Nguyễn Thành Sơn, Đoàn Vũ Lực, Nguyễn Thanh Tú, Võ Thanh Long, Đặng Thị Anh Thư
72113
3
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TRỨNG CÁ THÔNG THƯỜNG TRUNG BÌNH - NẶNG BẰNG AZITHROMYCIN KẾT HỢP ADAPALENE
Tác giả:  Hoàng Thị Hoài Phương, Nguyễn Thị Trà My, Nguyễn Thị Thanh Phương, Mai Bá Hoàng Anh, Lê Thị Thuý Nga, Trần Ngọc Khánh Nam
59421
4
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÁI TẠO XƯƠNG Ổ RĂNG BẰNG BỘT XƯƠNG NHÂN TẠO IN VIVO
Tác giả:  Nguyễn Thị Thùy Dương, Lê Mỹ Hương, Nguyễn Mai Anh, Hoàng Minh Phương, Lê Văn Trị, Nguyễn Thanh Tùng
71127
5
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐÁP ỨNG CỦA TRICHOMONAS VAGINALIS VỚI TINH DẦU MELALEUCA QUINQUENERVIA
Tác giả:  Nguyễn Thị Hà Trinh, Lê Chí Cao, Hà Thị Ngọc Thúy, Ngô Thị Minh Châu, Tôn Nữ Phương Anh
55339
656945
750753
860460
954965
1059072
1154880
1265286
1358294
14
KHẢO SÁT NHẬN THỨC VỀ TÍNH CHUYÊN NGHIỆP TRONG THỰC HÀNH Y KHOA CỦA SINH VIÊN Y KHOA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC, ĐẠI HỌC HUẾ
Tác giả:  Võ Đức Toàn, Lê Hồ Thị Quỳnh Anh, Hồ Anh Hiến, Nguyễn Thị Hòa, Dương Quang Tuấn, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Hồ Đắc Trường An, Nguyễn Thị Cúc, Nguyễn Minh Tâm
630105
15
HÌNH ẢNH HỌC VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP
Tác giả:  Nguyễn Thanh Thảo
668111

Bài quan tâm nhiều nhất
[1] Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng thông số TAPSE (5,713 lần)
Tạp chí:  Tập 1(5) - Số 5/2011; Tác giả:  Nguyễn Liên Nhựt, Nguyễn Anh Vũ
[2] Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (5,503 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng
[3] Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên (3,932 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (04); Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng
[4] Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng (2,819 lần)
Tạp chí:  Tập 4(3) - Số 21/2014; Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
[5] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (2,768 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Hoàng Trọng Ái Quốc, Tôn Thất Hoàng Quí, Võ Đăng Trí, Hoàng Thị Kim Trâm, Châu Thị Thanh Nga
[6] Nghiên cứu kỹ thuật gây mê nội khí quản một nòng trong phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi (2,629 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Hồ Khả Cảnh, Nguyễn Văn Minh
[7] Giá trị tiên lượng của chỉ số MELD ở bệnh nhân xơ gan Child Pugh C (2,511 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (05) ; Tác giả:  Võ Thị Minh Đức, Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng
[8] Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (2,440 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (03); Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thăng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều
[9] NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM ISS (2,433 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Vũ Duy, Lâm Việt Trung
[10] Khảo sát vai trò của thang điểm moca trong tầm soát sa sút trí tuệ do mạch máu ở bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn bán cấp (2,432 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Nguyễn Đình Toàn
Thông báo



ISSN 1859 - 3836

TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY - HUE UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY

 

Tầng 4, Nhà A Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền Tp. Huế

Điện thoại: (0234) 3.826443; Email: tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Copyright © 2016 by G7VN