Mục tiêu: Tìm hiểu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phân tích thái độ xử trí ở những sản phụ có ối vỡ non. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 51 sản phụ có ối vỡ non tuổi thai từ 22 tuần trở lên từ tháng 1/2020 đến tháng 4/2021 tại Khoa Sản, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế. Kết quả: Độ tuổi trung bình của sản phụ là 29,57 ± 5,38. Tỷ lệ ối vỡ non ở thai con so là 47,1% và giảm dần ở thai lần sau. Phần lớn sản phụ vào viện chưa có dấu hiệu chuyển dạ. Không có sự khác biệt về giá trị bạch cầu và chỉ số nước ối giữa hai nhóm tuổi thai < 37 tuần và > 37 tuần. Tỷ lệ sinh mổ chiếm 34,1% ở nhóm thai non tháng và 52,6% ở nhóm thai đủ tháng. Có tương quan nghịch giữa tuổi thai và thời gian ối vỡ - sinh (r = 0,656; p = 0,000). Cân nặng trung bình trẻ được sinh ra ở nhóm < 37 tuần và > 37 tuần lần lượt là 2634 ± 432 gram và 3152 ± 274 gram. Nguy cơ nhiễm trùng ối tăng 8,4 lần khi ối vỡ > 48 giờ (OR 8,4, 95% CI 1,85 – 38,01, p = 0,007). Ngưỡng dự đoán nhiễm trùng ối của bạch cầu là 10,59 x 109/L (độ nhạy 90,9%, độ đặc hiệu 52,5% (p < 0,05)). Về phía con, phân tích hồi quy đa biến không cho thấy sự liên quan độc lập giữa suy hô hấp với mổ lấy thai, tuổi thai, nhiễm trùng ối và nhiễm trùng sơ sinh. Ngược lại, nhiễm trùng sơ sinh tăng lên ở nhóm có nhiễm trùng ối (OR 14,0, 95% CI 1,1 – 178,9, p = 0,014). Kết luận: Tuổi thai và các yếu tố liên quan có tương quan với hướng xử trí và kết cục thai kỳ trên những thai phụ có ối vỡ non. Cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để làm rõ ý nghĩa thống kê. |
Objectives: To study clinical, subclinical features and to analyze treatment attitudes in patients with PROM. Materials and methods: A descriptive cross-sectional study, including 51 women with PROM at above 22 weeks’ gestation, from January 2020 to April 2021 at the Department of Obstetrics, Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital. Results: Maternal mean age was 29.57 ± 5.38 years. The frequency of PROM in the primigravida (47.1%) was higher than the multigravida. Most patients were hospitalized without labour symptoms. There were insignificant differences in median white blood cell and amniotic fluid Index between < 37 and > 37 weeks group. The women that had cesarean in the < 37 and > 37 weeks group were 34.1% and 52.6%. There was a negative correlation between gestational age and duration time of PROM to delivery (r = 0.656; p = 0.000). The mean weight of gestation was 2634 ± 432 grams in the < 37 weeks group and 3152 ± 274 grams in > 37 weeks group. The sensitivities and specificities of level white blood cells (optimal cut-off was 10.59 x 109/L) for the diagnosis of chorioamnionitis were 90.2% and 52.5%. Chorioamnionitis was increased with the duration of PROM to delivery > 48 hours (OR 8.4, 95% CI 1.85 – 38.01, p = 0.007). Linear regression analysis did not show the correlation between these factors: gestational age, cesarean delivery, chorioamnionitis and neonatal infection. Neonatal respiratory distress syndrome was increased with chorioamnionitis (OR 14.0, 95% CI 1.1 – 178.9, p = 0.014). Conclusion: Gestation’s age and relevant factors are associated with treatment attitudes and outcomes in patients with PROM. More research is needed with a larger sample size to clarify the statistical significance of difference. |