Tác giả: Nguyễn Minh Tú, Nguyễn Thị Mai, Trần Thị Hoa, Nguyễn Võ Trà Mi, Trần Thị Quỳnh Tâm, Lê Thị Lan, Lê Vũ Văn Bản, Nguyễn Đức Dân, Hồ Thị Linh Đan, Nguyễn Hoàng Ngân Hà, Trịnh Thị Việt Hằng, Võ Thị Tố Nga, Đỗ Thanh Tuyền, Nguyễn Đỗ Lam Phương, Lương Thị Thu Thắm, Lê Nhật Quyên, Bùi Nguyễn Phương Nam, Lê Huỳnh Thị Tường Vy, Nguyễn Anh Thy, Nguyễn Thị Hồng Hải, Mai Xuân Dũng, Nguyễn Thị Hồng Trâm, Võ Ngọc Hồng Phúc, Nguyễn Thị Cẩm Nhi, Hoàng Tuấn Anh, Nguyễn Ngọc Tường Vy, Hoàng Hữu Hải, Võ Phúc Anh, Trần Thị Lợi, Nguyễn Thanh Gia, Lê Đình Dương, Trần Bình Thắng |
Đặt vấn đề: Hiện nay, Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số và là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất trên thế giới. Tuổi già làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, đặc biệt là các rối loạn về tâm thần. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm và tìm hiểu một số yếu tố liên quan với trầm cảm ở người cao tuổi. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 760 người cao tuổi ở một số xã phường tỉnh Thừa Thiên Huế từ tháng 1/2020 đến tháng 8/2020. Số liệu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp đối tượng bằng bộ câu hỏi bao gồm các thông tin về nhân khẩu-xã hội học, thang đo trầm cảm (GDS-30), tình trạng sức khỏe và hoạt động thể lực. Hồi quy logistic đa biến được sử dụng để xác định yếu tố liên quan với trầm cảm ở người cao tuổi. Kết quả: Tỷ lệ mắc trầm cảm ở người cao tuổi là 28,6% (KTC 95%: 25,3- 31,7). Trong đó, 23,6% trầm cảm nhẹ và 5% trầm cảm nặng. Nguy cơ cao hơn được nhận thấy ở các nhóm có tình trạng kinh tế thấp (nghèo/cận nghèo) (OR =2,51; 95% CI: 1,15 - 5,48), sống một mình (OR =2,43; 95%CI: 1,02 - 5,78), mắc bệnh mạn tính (≥2 bệnh với OR =1,59; 95% CI: 1,01 - 2,52), tình trạng sức khỏe tự đánh giá chưa tốt (OR =2,34; 95% CI: 1,50 - 3,66), chưa hài lòng về sức khỏe (OR=2,55; 95% CI:1,59 - 4,08), hoạt động thể lực không đạt (OR =2,79; 95% CI: 1,83 - 4,27) và chất lượng cuộc sống thấp (OR = 2,79; 95% CI: 1,84 -4,24). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người cao tuổi mắc trầm cảm là phổ biến tại cộng đồng. Do đó, chiến lược ưu tiên giảm tỷ lệ mắc trầm cảm cần được thực hiện, đặc biệt là ở các nhóm nguy cơ cao. |
Introduction: Currently, Vietnam is entering the aging population stage and is one of the fastest aging countries worldwide. Old age increases the risk of chronic diseases, particularly mental health disorders. Objective: investigated the prevalence of depression and examined the associated factors with depression among older people. Methods: A cross-sectional study was implemented in 760 older people in some communities of Thua Thien Hue province from January to August 2020. Data were collected by directinterviewing based on a structured questionnaire, including demographic, socio-economic, geriatric Depression scale with 30 questions (GDS-30), health status and physical activities. The GDS-30 was used to evaluate the prevalence of depression. The multiple logistic regression model was applied to exam the associated factors with depression. Results: Our findings indicated that the prevalence of depression among elderly people was 28.6%, comprising mild (23.6%) and seveve (5%). The higher Odds of depression was observed in the low economic status (poor/near-poor) (OR= 2.51; 95% CI: 1.15 – 5.48), live alone (OR= 2.43; 95% CI: 1.02-5.78), co-morbidities chronic disease(OR =1,59; 95% CI: 1.01 – 2.52), self-evaluation not good in overall health status (OR =2.34; 95% CI: 1,50 – 3,66), dissatisfaction in health (OR = 2.55; 95% CI:1.59 – 4.08), lack of physical activities (OR =2.79; 95% CI: 1.83 - 4.27), and low quality of life (OR = 2.79; 95% CI: 1.84-4.24). Conclusions: This research suggests that older people are commonly exposing to depression in the communities. Therefore, the priority strategies for reducing depression should be implemented, particularly in the high-risk groups. |