Trang chủ
Giới thiệu
Thống kê
Nội dung
Hướng dẫn
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký

NỘI DUNG BÀI BÁO

TÌNH HÌNH KHÁNG KHÁNG SINH CỦA CÁC CHỦNG E. COLI VÀ ĐẶC ĐIỂM GEN MÃ HÓA CARBAPENEMASE CỦA CÁC CHỦNG E. COLI KHÁNG CARBAPENEM PHÂN LẬP  ĐƯỢC TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC HUẾ
PREVALENCE OF ANTIMICROBIAL RESISTANCE AND MOLECULAR CHARACTERIZATION OF CARBAPENEMASE ENCODING GENE IN ESCHERICHIA COLI ISOLATES IN HOSPITAL OF HUE UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY
 Tác giả: Nguyễn Thị Tuyền, Lê Nữ Xuân Thanh, Ngô Viết Quỳnh Trâm
Đăng tại: Tập 11 (02); Trang: 40
Tóm tắt bằng tiếng Việt:
Đặt vấn đề: Hiện nay, sự tồn tại của nhiều gen β-lactamase phổ rộng (ESBL) và carbapenemase cũng như sự đa dạng về di truyền đã dẫn đến sự lan truyền tính đề kháng nhanh chóng giữa các loài Escherichia coli (E. coli) và sự nổi lên các vi khuẩn toàn kháng. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ kháng kháng sinh, tỷ lệ các chủng E. coli sinh ESBL, và các gen mã hóa carbapenemase ở các chủng E. coli được phân lập tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Xác định độ nhạy cảm của 246 chủng E. coli với 13 loại kháng sinh bằng phương pháp Kirby-Bauer. Các chủng E. coli có tiềm năng sinh ESBL được xác nhận kiểu hình bằng phương pháp đĩa đôi và phương pháp khoanh giấy phối hợp khuếch tán. Sử dụng kỹ thuật PCR đa mồi để phát hiện các gen mã hóa carbapenemases lớp B (Metallo β-lactamase), lớp D (oxacillinase), và gen blaKPC. Giải trình tự các gen carbapenemase để xác định các biến thể carbapenemase. Kết quả: 91,46% các chủng E. coli là đa kháng thuốc; hầu hết đều đề kháng với penicillins, fluoroquinolone, sulfonamide; đề kháng cao với các cephalosporin thế hệ 3, chloramphenicol, gentamycin. E. coli sản xuất ESBL được phát hiện với tỷ lệ cao (50%). Các chủng E. coli đề kháng với carbapenem chủ yếu mang gen mã hóa carbapenemase như bla KPC-2, blaNDM-4 và blaOXA-48. Đây là nghiên cứu đầu tiên báo cáo về chủng E. coli mang gen blaNDM-4 tại Việt Nam. Kết luận: Tỷ lệ lưu hành cao của các chủng E. coli đa kháng thuốc, sinh ESBL, sinh carbapenemase sẽ đưa đến nhiều khó khăn trong lựa chọn kháng sinh trong điều trị trên lâm sàng.
Từ khóa: Escherichia coli, ESBL, Carbapenemase.
Abstract:
Background: Currently, the existence of Extended-spectrum beta-lactamases (ESBL) and carbapenemase genes as well as genetic diversity has led to the rapid spread of resistance between E. coli species and the emergence of bacteria with pan-resistance. Objectives: To investigate the prevalence of antimicrobial resistance, prevalence of ESBL-producing E. coli, and carbapenemase-coding gene in E. coli isolates at Hospital of Hue University of Medicine and Pharmacy. Materials and method: The susceptibility to 13 antimicrobials of 246 E. coli isolates was detemined by the Kirby-Bauer method. ESBL-producing potential E. coli isolates were confirmed phenotypic by the Double Disc Synergy Test (DDST) and Combination Disc Test (CDT). Using multiplex PCR to detect genes encoding carbapenemase belonging to class B (Metallo β-lactamase), class D (oxacillinase), and blaKPC gene. Sequencing of carbapenemase genes were used to identify carbapenemase variants. Results: 91.46% of E. coli strains were identified as multidrug-resistant; most of them resistant to penicillins, fluoroquinolone, sulfonamide; high frequency of resistance to 3rd generation cephalosporin, chloramphenicol, gentamycin. The high isolation rate of ESBL-producing E. coli (50%) was detected. The resistance to carbapenems was largely mediated by the expression of acquired carbapenemases: blaKPC-2, bla NDM-4, and blaOXA-48. This study first reported blaNDM-4-harboring E. coli isolates in Vietnam. Conclusion: The high prevalence of multidrug-resistant and ESBL-producing E. coli, as well as the coexistence of ESBLs and carbapenemase genes, could seriously limit options for clinical treatment.

Key words: Escherichia coli, ESBLs, Carbapenemase

CÁC BÀI BÁO TRONG TẬP 11 (02)

TTTiêu đềLượt xemTrang
13927
2
KHẢO SÁT MÔ HÌNH BỆNH DA LIỄU NHI KHOA TẠI PHÒNG KHÁM DA LIỄU, BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Võ Tường Thảo Vy, Lê Thị Thúy Nga, Mai Thị Cẩm Cát, Nguyễn Thị Thanh Phương, Lê Thị Cao Nguyên, Nguyễn Thị Trà My, Mai Bá Hoàng Anh
36513
335319
440427
546432
632540
7
KHẢO SÁT THÁI ĐỘ VỀ VIỆC HỌC VÀ TỰ LƯỢNG GIÁ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN Y ĐA KHOA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC, ĐẠI HỌC HUẾ
Tác giả:  Hồ Anh Hiến, Lê Hồ Thị Quỳnh Anh, Võ Đức Toàn, Nguyễn Thị Hòa, Nguyễn Minh Tâm
37047
839754
9
NGHIÊN CỨU TỶ LỆ TRẦM CẢM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔITẠI MỘT SỐ XÃ, PHƯỜNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Tác giả:  Nguyễn Minh Tú, Nguyễn Thị Mai, Trần Thị Hoa, Nguyễn Võ Trà Mi, Trần Thị Quỳnh Tâm, Lê Thị Lan, Lê Vũ Văn Bản, Nguyễn Đức Dân, Hồ Thị Linh Đan, Nguyễn Hoàng Ngân Hà, Trịnh Thị Việt Hằng, Võ Thị Tố Nga, Đỗ Thanh Tuyền, Nguyễn Đỗ Lam Phương, Lương Thị Thu Thắm, Lê Nhật Quyên, Bùi Nguyễn Phương Nam, Lê Huỳnh Thị Tường Vy, Nguyễn Anh Thy, Nguyễn Thị Hồng Hải, Mai Xuân Dũng, Nguyễn Thị Hồng Trâm, Võ Ngọc Hồng Phúc, Nguyễn Thị Cẩm Nhi, Hoàng Tuấn Anh, Nguyễn Ngọc Tường Vy, Hoàng Hữu Hải, Võ Phúc Anh, Trần Thị Lợi, Nguyễn Thanh Gia, Lê Đình Dương, Trần Bình Thắng
86160
1038370
1137277
1237386
1337691
14
ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH NGOẠI TRÚ TẠI CÁC CỞ SỞ Y TẾ TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Tác giả:  Lê Hồ Thị Quỳnh Anh, Dương Quang Tuấn, Nguyễn Vũ Thành, Nguyễn Thị Phương Anh, Ngô Thị Mộng Tuyền, Trần Thị Trúc Ly, Nguyễn Minh Tâm
34996
15462103

Bài quan tâm nhiều nhất
[1] Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng thông số TAPSE (5,713 lần)
Tạp chí:  Tập 1(5) - Số 5/2011; Tác giả:  Nguyễn Liên Nhựt, Nguyễn Anh Vũ
[2] Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (5,503 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng
[3] Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên (3,932 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (04); Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng
[4] Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng (2,821 lần)
Tạp chí:  Tập 4(3) - Số 21/2014; Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
[5] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (2,768 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Hoàng Trọng Ái Quốc, Tôn Thất Hoàng Quí, Võ Đăng Trí, Hoàng Thị Kim Trâm, Châu Thị Thanh Nga
[6] Nghiên cứu kỹ thuật gây mê nội khí quản một nòng trong phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi (2,629 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Hồ Khả Cảnh, Nguyễn Văn Minh
[7] Giá trị tiên lượng của chỉ số MELD ở bệnh nhân xơ gan Child Pugh C (2,511 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (05) ; Tác giả:  Võ Thị Minh Đức, Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng
[8] Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (2,440 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (03); Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thăng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều
[9] NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM ISS (2,433 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Vũ Duy, Lâm Việt Trung
[10] Khảo sát vai trò của thang điểm moca trong tầm soát sa sút trí tuệ do mạch máu ở bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn bán cấp (2,432 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Nguyễn Đình Toàn
Thông báo



ISSN 1859 - 3836

TẠP CHÍ Y DƯỢC HỌC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY - HUE UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY

 

Tầng 4, Nhà A Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền Tp. Huế

Điện thoại: (0234) 3.826443; Email: tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Copyright © 2016 by G7VN