Trang chủ

/

Bài báo

Tạp chí Y Dược học - Số 1/2011 năm 2011

Đánh giá hiệu quả của Ondansetron trong điều trị chống nôn ở trẻ < 5 tuổi bị viêm dạ dày – ruột cấp điều trị tại Khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Huế

Nguyễn Thị Cự, Uông Đình Thái

2011 - Số 1/2011, trang 88

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Kiểm soát được triệu chứng nôn làm cho việc bù dịch bằng đường uống dễ dàng và thành công hơn, giảm được chi phí cũng như công sức nếu phải truyền dịch đường tĩnh mạch. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng Ondansetron chống nôn trong viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ nhỏ cho thấy có hiệu quả, hơn nữa lại an toàn. Tại Huế thì Ondansetron chủ yếu để chống nôn cho bệnh nhi hóa trị, xạ trị do ung thư. Chưa có nghiên cứu nào về việc sử dụng Ondansetron để dự phòng và chống nôn trên bệnh nhi bị viêm dạ dày ruột cấp. Mục tiêu của đề tài nhằm đáh giá hiệu quả chống nôn ở bệnh nhi bị viêm dạ dày ruột cấp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: trẻ từ 6 tháng - 5 tuổi bị viêm dạ dày ruột cấp điều trị tại khoa Nhi BVTW Huế. Phương pháp nghiên cứu can thiệp lâm sàng có đối chứng. 2 nhóm phải có sự tương đồng về tuổi, giới, thời gian bị nôn, tình trạng mất nước. Cỡ mẫu: gồm 86 trẻ cho nhóm chứng và 41 trẻ cho nhóm can thiệp. Nhóm can thiệp: tiêm 1 liều duy nhất Ondansetron 0,2mg/kg + điều trị theo phác đồ mất nước  + bổ sung kẽm với liều theo hướng dẫn của IMCI. Nhóm chứng: điều trị theo phác đồ mất nước + bổ sung kẽm với liều theo hướng dẫn của IMCI. Cả 2 nhóm sẽ được theo dõi về tình trạng nôn, tiêu lỏng, số lượng dịch ORS uống được,số lượng dịch truyền. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân không nôn trong thời gian từ khi can thiệp cho đến khi ra viện: nhóm sử dụng ondansetron là 56,1% so với 5,8% ở nhóm chứng (p<0,01). Nhóm can thiệp có tỷ lệ bệnh nhân nôn ≥ 3 lần là 7,3% thấp hơn nhiều so với 54,7% ở nhóm chứng (p<0,05). Số lần nôn trung bình ở nhóm chứng cao hơn so với nhóm can thiệp 0,71±0,96 so với 2,45 ±  1,12 (p<0,05). Tỷ lệ bệnh nhân phải truyền dịch ở nhóm can thiệp là 9,8%, nhóm chứng là 37,2% (p < 0,05; RR = 0,33). Kết luận: Trong nghiên cứu của chúng tôi, Ondansetron đã chống nôn khá tốt ở trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp. Nó giúp giảm nôn cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân dễ dàng điều trị bù dịch và điện giải bằng đường uống, hạn chế phải truyền dịch bằng đường tĩnh mạch. Chúng tôi đã theo dõi sát nhưng chưa thấy tác dụng phụ nào trên bệnh nhân tiêm Ondansetron. Tuy nhiên đây mới chỉ một nghiên cứu ban đầu, cỡ mẫu còn nhỏ có lẽ cần phải có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa, để có thể đánh giá chính xác hiệu quả chống nôn của Ondansetron trên bệnh nhân viêm dạ dày ruột cấp. 

Toàn văn

PDF

Trích dẫn bài báo

Nguyễn Thị Cự, Uông Đình Thái. (2011). Đánh giá hiệu quả của Ondansetron trong điều trị chống nôn ở trẻ < 5 tuổi bị viêm dạ dày – ruột cấp điều trị tại Khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Huế. Tạp chí Y Dược học, , 88.

Trong số này

Tạp chí Y Dược học thuộc Trường Đại học Y Dược- Đại học Huế được phép hoạt động báo chí theo giấy phép số 1720/GP-BTTTT ngày 15 tháng 11 năm 2010 và được Bộ Khoa học – Công nghệ cấp mã số ISSN 1859-3836 theo Quyết định số 009/TTKHCN-ISSN ngày 22 tháng 03 năm 2011

Toà soạn

Địa chỉ
Tầng 4, nhà A, Trường ĐH Y-Dược Huế
06 Ngô Quyền, TP Huế, Việt Nam

Email

tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Phone

0234-3824663

© 2010-2023 Tạp chí Y Dược học . Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Y-Dược Huế
Giấy phép xuất bản bản in số 1720/GP-BTTTT ngày 15/11/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông