Mục tiêu: Xác định tỷ lệ đau đầu và khảo sát các yếu tố nguy cơ gây đau đầu sau gây tê tủy sống để phẫu thuật lấy thai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên các sản phụ được chỉ định gây tê tủy sống để phẫu thuật lấy thai tại khoa Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược từ tháng 6/2018 đến 31/12/2018. Các biến số đánh giá bao gồm: triệu chứng đau đầu, thời điểm xuất hiện đau đầu, mức độ đau đầu, tiền sử gây tê tủy sống, đau đầu sau gây tê tủy sống lần trước, đau đầu trước khi gây tê tủy sống lần này, tiền sản giật, bệnh lý đau nửa đầu, viêm xoang, đang trong quá trình cai nghiện cafein, vị trí chọc kim, số lần chọc kim, đường chọc, kích thước kim, thuốc dùng để gây tê, tụt huyết áp trong phẫu thuật, nôn hoặc buồn nôn trong phẫu thuật, số lượng dịch truyền trong phẫu thuật. Kết quả: Có 389 sản phụ được đưa vào nghiên cứu: Tỷ lệ đau đầu sau gây tê tủy sống 14,65% (mức độ nhẹ và trung bình chiếm 75,44%, nặng chiếm 21,05% và đau khủng khiếp chiếm 3,51%). Các yếu tố nguy cơ gây đau đầu sau gây tê tủy sống để phẫu thuật lấy thai bao gồm: tiền sử đau đầu sau lần gây tê tủy sống trước đây (OR = 4,5; 95% CI: 1,8 - 11,09), viêm xoang (OR = 2,65; 95% CI: 1,10 - 6,36), thuốc tê (Marcain spinal 0,5% heavy) (OR = 6,66; 95% CI: 2,25 - 19,11), tụt huyết áp trong quá trình phẫu thuật (OR = 2,42; 95% CI: 1,25 - 4,70). Kết luận: Đau đầu sau gây tê tủy sống phẫu thuật lấy thai là 14,65%. Các yếu tố nguy cơ là: Sản phụ có tiền sử tiền sử đau đầu sau lần gây tê tủy sống trước đây, viêm xoang, sử dụng thuốc gây tê tủy sống Marcain spinal 0,5% heavy, có tụt huyết áp trong quá trình phẫu thuật. |
Objective: To estimate the incidence of post-dural puncture headache (PDPH) and risk factors in women underwent Cesarean section with spinal anesthesia. Materials and method: In a prospective descriptive study, parturients underwent Cesarean section with spinal anesthesia. Incidence of post-dural puncture headache, the history of spinal anesthesia and PDPH, presence of headache, preeclampsia, migraine, sinusitis, caffeine withdraw, insertion site, repeated puncture attempts, direction of the needle, size of the needle, local anesthesic, perioperative hypotension, nausea and vomiting, amount of intravenous fluid were recorded. Results: There were 389 patients in the study. The incidence of PDPH was 14.65% (mild and moderate pain: 75.44%; severe pain 21.05%; worst pain: 3.51%). The risk factors were history of PDPH (OR = 4.5; 95% CI: 1.8 - 11.09), sinusitis (OR = 2.65; 95% CI: 1.10 - 6.36), local anesthesia (Marcain spinal 0.5% heavy) (OR = 6.66; 95% CI: 2.25 - 19.11), perioperative hypotension (OR = 2.42; 95% CI: 1.25 - 4.70). Conclusion: The incident of PDPH in women undergoing Cesarean section with spinal anesthesia was 14.65%. Four risk factors were the history of PDPH, sinusitis, local anesthesia (Marcain spinal 0.5% heavy) and perioperative hypotension. |