Trang chủ

/

Bài báo

Tạp chí Y Dược học - Tập 10 (02) năm 2020

Khảo sát tính nhạy cảm kháng sinh và tỷ lệ mang gene độc lực scpBlmb của các chủng Streptococcus agalactiae phân lập từ phụ nữ mang thai đến khám tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Huế

Nguyễn Thị Châu Anh, Nguyễn Thị Phúc Lộc, Nguyễn Chiến Thắng, Lê Văn An

2020 - Tập 10 (02), trang 73

DOI: 10.34071/jmp.2020.2.12

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thông tin về tính nhạy cảm kháng sinh và sự phân bố các gene độc lực của các chủng vi khuẩn liên cầu nhóm B (GBS) nhiễm ở phụ nữ mang thai có thể góp phần vào xây dựng chiến lược dự phòng nhiễm khuẩn sơ sinh do GBS.

Nghiên cứu này nhằm mục tiêu: (1) Xác định tính nhạy cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn GBS phân lập được từ các phụ nữ mang thai; (2) Xác định các gene độc lực scpB và lmb của các chủng GBS đã được phân lập.

Đối tượng và phương pháp: 24 chủng vi khuẩn GBS được xác định tính nhạy cảm với kháng sinh bằng kỹ thuật khuếch tán kháng sinh trên môi trường thạch (Kirby-Bauer); và phát hiện GBS mang gene độc lực scpB và lmb bằng kỹ thuật PCR.

Kết quả: Tất cả các chủng GBS nhạy cảm với penicillin, cefotaxime, vancomycin và clindamycin. GBS đề kháng đối với kháng sinh erythromycin và tetracyclin, chiếm tỷ lệ cao nhất tương ứng là 75% và 66,7%. Tỷ lệ GBS đề kháng với kháng sinh levofloxacin, chloramphenicol với theo thứ tự là 54,2%, 20,8%. Có tới 95,8% GBS mang gene scpB và 91,7% GBS mang gene lmb.

Kết luận: Penicillin vẫn là kháng sinh được lựa chọn đầu tay trong điều trị nhiễm trùng do GBS tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế; clindamycin và vancomycin là những kháng sinh có thể thay thế khi bệnh nhân dị ứng penicillin. Kháng sinh erythromycin nên được cân nhắc trong việc điều trị thay thế. Hầu hết các các chủng GBS phân lập có mang gene độc lực scpB và lmb

Toàn văn

PDF

Trích dẫn bài báo

Nguyễn Thị Châu Anh, Nguyễn Thị Phúc Lộc, Nguyễn Chiến Thắng, Lê Văn An. (2020). Khảo sát tính nhạy cảm kháng sinh và tỷ lệ mang gene độc lực scpBlmb của các chủng Streptococcus agalactiae phân lập từ phụ nữ mang thai đến khám tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Huế. Tạp chí Y Dược học, , 73. DOI: 10.34071/jmp.2020.2.12

Trong số này

Tạp chí Y Dược học thuộc Trường Đại học Y Dược- Đại học Huế được phép hoạt động báo chí theo giấy phép số 1720/GP-BTTTT ngày 15 tháng 11 năm 2010 và được Bộ Khoa học – Công nghệ cấp mã số ISSN 1859-3836 theo Quyết định số 009/TTKHCN-ISSN ngày 22 tháng 03 năm 2011

Toà soạn

Địa chỉ
Tầng 4, nhà A, Trường ĐH Y-Dược Huế
06 Ngô Quyền, TP Huế, Việt Nam

Email

tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Phone

0234-3824663

© 2010-2023 Tạp chí Y Dược học . Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Y-Dược Huế
Giấy phép xuất bản bản in số 1720/GP-BTTTT ngày 15/11/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông