Trang chủ

/

Bài báo

Tạp chí Y Dược học - Số 15/2013 năm 2013

EGFR và HER2/NEU trong ung thư dạ dày

Lê Viết Nho, Trần Văn Huy

2013 - Số 15/2013, trang 9

Tóm tắt

Trong những năm gần đây, mặc dù có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, nhưng tiên lượng ung thư dạ dày tiến triển vẫn còn xấu. Nhiều nghiên cứu cho thấy một số yếu tố phân tử như các yếu tố chịu sự điều hòa của các thành viên họ thụ thể yếu tố tăng trưởng thượng bì (EGFR và HER2/neu), có liên quan với quá trình phát sinh và tiến triển của ung thư dạ dày. Kết quả bước đầu cho thấy các dấu ấn phân tử này có giá trị trong tiên lượng và dự đoán đáp ứng điều trị đối với hóa trị liệu, đặc biệt là điều trị đích. Chọn lựa bệnh nhân bằng các kỹ thuật hóa mô miễn dịch và/hoặc lai tại chỗ là cần thiết để tối đa hóa lợi ích đối với điều trị đích và có thể tránh được các độc tính nặng. Tuy nhiên, cần phải được làm sáng tỏ thêm vai trò thực sự của EGFR, HER2/neu trong chẩn đoán và tiên lượng UTDD vì vẫn còn một số kết quả trái ngược. Từ khóa: EGFR, HER2/neu

Từ khoá

Toàn văn

PDF

Trích dẫn bài báo

Lê Viết Nho, Trần Văn Huy. (2013). EGFR và HER2/NEU trong ung thư dạ dày. Tạp chí Y Dược học, , 9.

Trong số này

Tạp chí Y Dược học - Số 15/2013 năm 2013

Bước đầu nghiên cứu nồng độ Beta - Crosslaps ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối

Nguyễn Hoàng Thanh Vân, Võ Tam, Phạm Như Thế

2013 - Số 15/2013, trang 62

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Suy thận mạn là bệnh lí rối loạn chuyển hóa mạn tính, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, trong đó đáng lưu ý là hệ xương. Quá trình chuyển hóa xương bị được phản ánh gián tiếp thông qua 1 số marker chu chuyển xương. Beta- crosslaps (C- telopeptide of collagen cross links, β- CTx) là sản phẩm của sự thoái hóa collagen loại 1. Collagen loại 1 là một chất sợi có trong các khoang vi thể nằm bên trong vi cấu trúc của xương. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu nồng độ Beta- crosslaps huyết thanh ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối chưa lọc máu chu kì và đang lọc máu chu kì. Đánh giá mối tương quan giữa nồng độ Beta-crosslaps với một số yếu tố: Độ tuổi, Canxi huyết thanh và thời gian lọc máu ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 12 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối chưa lọc máu chu kì và 10 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang lọc máu chu kì. Kết luận: 1. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nồng độ Beta- crosslaps giữa nhóm chứng và nhóm bệnh (p < 0,001). 2. Chưa thấy mối liên quan giữa nồng độ Beta- crosslaps và creatinine máu trong nhóm bệnh nhân suy thận mạn chưa lọc máu chu kì.

Toàn văn

PDF

Trích dẫn bài báo

Nguyễn Hoàng Thanh Vân, Võ Tam, Phạm Như Thế. (2013). Bước đầu nghiên cứu nồng độ Beta - Crosslaps ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Tạp chí Y Dược học, , 62.

Trong số này

Tạp chí Y Dược học - Số 15/2013 năm 2013

Nồng độ NT-proBNP ở bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu thuật sữa chữa hoàn toàn

Đoàn Chí Thắng, Nguyễn Cửu Long, Nguyễn Tá Đông

2013 - Số 15/2013, trang 68

Tóm tắt

Mục đích: Đánh giá vai trò của NT-proBNP ở bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu thuật. Đối tượng và Phương pháp: 73 bệnh nhân tứ chứng Fallot đã phẫu thuật hoàn toàn có độ tuổi ≥ 15 tuổi được lấy máu làm xét nghiệm NT-proBNP, siêu âm tim: đánh giá chức năng thất phải bằng Doppler mô,trắc nghiệm gắng sức, Holter ECG 24 giờ , ECG thường quy và Sử dụng phần mềm Medcal 9.6 và SPSS 10.0 để xử lý số liệu. Kết quả: Nồng độ NT-ProBNP trung bình là 160,71 ± 203,31pg/ml trong đó tỷ lệ tăng NT-ProBNP chiếm tỷ lệ 36,99%. Công gắng sức tối đa và thời gian gắng sức tương quan nghịch với nồng độ NT-proBNP. Điểm cắt tốt nhất của NT-proBNP trong tiên lượng rối loạn nhịp thất là ở mức 75,69 pg/ml. Điểm cắt tốt nhất của NT-proBNP trong tiên lượng suy thất phải là ở mức 54 pg/ml. Kết luận: Nồng độ NT-proBNP huyết tương rất hữu ích trong theo dõi bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu thuật sữa chữa hoàn toàn. NT-proBNP ở mức >54pg/ml có thể phát hiện rối loạn chức năng thất phải.

Toàn văn

PDF

Trích dẫn bài báo

Đoàn Chí Thắng, Nguyễn Cửu Long, Nguyễn Tá Đông. (2013). Nồng độ NT-proBNP ở bệnh nhân tứ chứng Fallot sau phẫu thuật sữa chữa hoàn toàn. Tạp chí Y Dược học, , 68.

Trong số này

Tạp chí Y Dược học - Số 15/2013 năm 2013

Nghiên cứu mức độ xơ hóa gan qua đo độ đàn hồi gan đối chiếu với sinh thiết gan ở bệnh nhân viêm gan siêu vi C mạn tính

Trần Bảo Nghi, Ngô Quốc Đạt, Bùi Hồng Lĩnh, Hoàng Trọng Thảng

2013 - Số 15/2013, trang 75

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đo độ đàn hồi gan là một phương pháp mới, không xâm nhập, nhanh chóng không nguy hiểm cho bệnh nhân giúp đánh giá độ xơ hóa gan ở bệnh nhân gan mạn. Nhiều nghiên cứu nước ngoài cho lợi ích của đo độ xơ hóa gan trong những bệnh nhân viêm gan C mạn tính. Mục tiêu: Đánh giá giá trị của độ xơ hóa gan ở bệnh nhân viêm gan siêu vi C mạn tính và so sánh chúng với sinh thiết gan. Phương pháp: Nghiên cứu bao gồm 30 bệnh nhân viêm gan siêu vi C mạn tính, đo độ xơ hóa gan qua máy FibroScan gan và sinh thiết gan (theo thang điểm Metavir) được thực hiện trong cùng một thời điểm. Kết quả: Giá trị FibroScan dao động từ 4,5 - 73 kPa (trung bình 11,6 kPa). Theo thang điểm Metavir, 30 bệnh nhân viêm gan C mạn: 8 F0 và F1, 7 là F2, 9 là F3 và 6 đã có F4. Các giá trị trung bình của độ cứng gan: F0 & 1 là 8,17 ± 2,83 kPa; F2 là 9,59 ± 3,37 kPa; F3, 13,25 ± 6,69 kPa; F4, 31,44 ± 20,42 kPa. Có sự tương quan có ý nghĩa giữa độ cứng gan (FibroScan) và mức độ xơ hóa gan (Metavir) ở những bệnh nhân viêm gan siêu vi C này (r = 0,79, p < 0,05). Kết luận: Độ cứng gan có tương quan thuận chặt với độ nặng của xơ hóa qua chỉ số METAVIR trong các bệnh nhân viêm gan siêu vi C mạn tính. Từ khóa: viêm gan C mạn tính, xơ hóa, thoáng elastography, sinh thiết gan

Toàn văn

PDF

Trích dẫn bài báo

Trần Bảo Nghi, Ngô Quốc Đạt, Bùi Hồng Lĩnh, Hoàng Trọng Thảng. (2013). Nghiên cứu mức độ xơ hóa gan qua đo độ đàn hồi gan đối chiếu với sinh thiết gan ở bệnh nhân viêm gan siêu vi C mạn tính. Tạp chí Y Dược học, , 75.

Trong số này

Tạp chí Y Dược học - Số 15/2013 năm 2013

Nghiên cứu sự biểu lộ EGFR bằng kỹ thuật hóa mô miễn dịch trên mẫu mô ung thư dạ dày sinh thiết qua nội soi

Lê Viết Nho, Trần Văn Huy

2013 - Số 15/2013, trang 84

Tóm tắt

Mục tiêu: Sự biểu lộ EGFR bằng kỹ thuật hóa mô miễn dịch là chỉ điểm tiên lượng và có thể giúp chọn lựa những bệnh nhân ung thư dạ dày có lợi với một số liệu pháp điều trị đích. Mục tiêu của chúng tôi là xác định tỷ lệ biểu lộ EGFR và mối liên quan của nó với đặc điểm hình ảnh nội soi, mô bệnh học ở bệnh nhân UTDD. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ 1/2010-12/2011, 90 bệnh nhân UTBMT dạ dày được đánh giá tình trạng EGFR bằng kỹ thuật hóa mô miễn dịch mẫu mô sinh thiết qua nội soi. Kết quả: Ung thư tâm vị chiếm 6,7%, ung thư không thuộc tâm vị chiếm 93,3%. Theo phân loại Lauren, thể ruột chiếm 51,1%, thể lan tỏa chiếm 48,9%. Theo TCYTTG, có 53,3% thể ống nhỏ, 7,8% thể nhầy, 15,6% thể tế bào nhẫn và 23,3% thể không biệt hóa. Về độ biệt hóa, có 32,2% thể biệt hóa tốt, 15,6% thể biệt hóa vừa và 52,2% thể biệt hóa kém. Biểu lộ EGFR gặp ở 25,6% UTBMT dạ dày. 50% u ở tâm vị và 23,8% u không thuộc tâm vị có EGFR (+). Biểu lộ EGFR khác nhau giữa các dạng polyp, nấm, loét và thâm nhiễm với tỷ lệ lần lượt là 46,2%, 29,7%, 9,1% và 42,4% (p = 0,03). Ung thư thể ruột biểu lộ EGFR cao hơn thể lan tỏa (41,3% so với 9,1%, p=0,001). Biểu lộ EGFR khác nhau giữa UTBMT thể ống nhỏ, thể nhầy, thể tế bào nhẫn và thể không biệt hóa, với tỷ lệ lần lượt là 39,6%, 14,3%, 14,3% và 4,8% (p=0,011). Biểu lộ EGFR khác nhau giữa các độ biệt hóa: 41,4% u biệt hóa tốt, 50,0% u biệt hóa vừa và 8,5% u biệt hóa kém (p<0,001). Kết luận: Tỷ lệ biểu lộ EGFR trong mẫu mô UTBMT dạ dày sinh thiết qua nội soi là 25,6%. Sự biểu lộ EGFR có liên quan với hình ảnh đại thể, thể mô học và mức độ biệt hóa của khối u.

Toàn văn

PDF

Trích dẫn bài báo

Lê Viết Nho, Trần Văn Huy. (2013). Nghiên cứu sự biểu lộ EGFR bằng kỹ thuật hóa mô miễn dịch trên mẫu mô ung thư dạ dày sinh thiết qua nội soi. Tạp chí Y Dược học, , 84.

Trong số này

Tạp chí Y Dược học - Số 15/2013 năm 2013

Tái tắc trong STENT gây biến chứng tim mạch nặng sau can thiệp mạch vành tiên phát: Một trường hợp lâm sàng

Ngô Minh Hùng, Võ Thành Nhân

2013 - Số 15/2013, trang 92

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Huyết khối trong stent (HKTS) được định nghĩa là tắc cấp do huyết khối trong đoạn mạch vành đã đặt stent. Biểu hiện lâm sàng càng nặng và số lần tái tắc càng nhiều, tỉ lệ sống còn càng thấp. Mục tiêu nghiên cứu: Nhằm xem lại và đánh giá sự hiệu quả của hồi sức tích cực kéo dài đồng thời với việc tái thông mạch vành cấp cứu trong các biến chứng tim mạch nặng do tắc cấp trong stent. Phương pháp nghiên cứu: Đây là nhân một trường hợp lâm sàng. Kết quả: Bệnh nhân nữ 76 tuổi xuất hiện ngưng tim ngay sau khi vừa được thực hiện thủ thuật can thiệp mạch vành tiên phát. Bệnh nhân được can thiệp lại và dần phục thì vào ngày thứ 14 ECG cho thấy ST chênh lên lại ở vùng hoành và bệnh nhân lại rơi vô tình trạng sốc. Thủ thuật can thiệp mạch vành cấp cứu lại lần 2 được thực hiện thành công. Kết quả xét nghiệm đông máu sau đó cho thấy bệnh nhân có tình trạng tăng đông và xét nghiệm đo độ kháng clopidogrel bất thường. Kết luận: Hồi sức tim phổi cơ bản và nâng cao kéo dài kết hợp đồng thời với tái thông mạch vành cấp kịp thời là chìa khóa cho sự thành công đối với huyết khối trong stent nặng gây ngưng tim hay choáng tim. Từ khóa: can thiệp mạch vành tiên phát, tắc trong stent, ngưng tim

Toàn văn

PDF

Trích dẫn bài báo

Ngô Minh Hùng, Võ Thành Nhân. (2013). Tái tắc trong STENT gây biến chứng tim mạch nặng sau can thiệp mạch vành tiên phát: Một trường hợp lâm sàng. Tạp chí Y Dược học, , 92.

Trong số này

Tạp chí Y Dược học - Số 15/2013 năm 2013

Nghiên cứu nồng độ ADH huyết thanh ở bệnh nhân chấn thương sọ não trong giai đoạn cấp

Ngô Dũng, Nguyễn Thị Nhạn, Hoàng Khánh

2013 - Số 15/2013, trang 100

Tóm tắt

Mục tiêu: (i) Đánh giá thay đổi nồng độ ADH huyết thanh ở bệnh nhân chấn thương sọ não, (2) Khảo sát mối tương quan nồng độ ADH huyết thanh với Glasgow, Natri và Bạch cầu huyết tương. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang có nhóm chứng, 60 bệnh nhân chấn thương sọ não, 30 nhóm chứng bình thường. Kết quả: Tuổi bệnh 38.3 ± 14.82; Nồng độ ADH1: 12.57±8.12 và ADH2: 19.16 ± 14.16pg/ml. Kết luận: Nồng độ ADH huyết thanh ngày thứ 3 lớn hơn ngày thứ 2 và lớn hơn nhóm chứng(p<0.05). Có sự tương quan thuận giữa nồng độ ADH1 với ADH2(p=0.001, r=0.431), tương quan thuận giữa nồng độ ADH1 huyết thanh với bạch cầu(p=0.001, r=0.430).

Toàn văn

PDF

Trích dẫn bài báo

Ngô Dũng, Nguyễn Thị Nhạn, Hoàng Khánh. (2013). Nghiên cứu nồng độ ADH huyết thanh ở bệnh nhân chấn thương sọ não trong giai đoạn cấp. Tạp chí Y Dược học, , 100.

Trong số này

Tạp chí Y Dược học - Số 15/2013 năm 2013

Nghiên cứu hiệu quả điều trị dự phòng chảy máu tái phát bằng propranolol và propranolol phối hợp thắt giãn tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan

Trần Phạm Chí, Hoàng Trọng Thảng

2013 - Số 15/2013, trang 107

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm tìm hiểu: 1. Hiệu quả chống chảy máu tái phát của phương pháp điều trị Propranolol phối hợp thắt giãn tĩnh mạch thực quản (GTMTQ) so với Propranolol đơn thuần. 2. Biến chứng của thắt GTMTQ và tác dụng phụ của Propranolol. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, so sánh ngẫu nhiên có đối chứng. Bệnh nhân xơ gan nhập viện vì chảy máu hay có tiền sử chảy máu do vỡ GTMTQ được phân chia ngẫu nhiên thành nhóm nghiên cứu: thắt GTMTQ phối hợp Propranolol và nhóm chứng: dùng Propranolol. Kết quả: 3/54 ở nhóm nghiên cứu và 12/52 nhóm chứng chảy máu tái phát (p<0,05). Xuất huyết chung sau thắt: 6/54 ở nhóm nghiên cứu và 12/52 nhóm chứng (p>0,05). Biến chứng do thắt: 2/54 (3,8%) sốt, 15/54 (28,3%) khó nuốt và 11/54 (20,8%) đau ngực thoáng qua. 1 bệnh nhân không dung nạp, 2 bệnh nhân giảm liều Propranolol do tác dụng phụ. Kết luận: 1. Tỉ lệ xuất huyết tái phát do vỡ GTMTQ ở nhóm nghiên cứu thấp hơn nhóm điều trị Propranolol (p<0.05). Không có sự khác biệt về tổng số xuất huyết do các nguyên nhân (p>0,05). 2. Thắt GTMTQ ít có biến chứng, phần lớn nhẹ và thoáng qua. Tác dụng phụ của Propranolol thấp hơn so với các nghiên cứu khác trước đây. Từ khóa: xơ gan, thắt giãn tĩnh mạch thực quản, Propranolol, chảy máu tái phát.

Toàn văn

PDF

Trích dẫn bài báo

Trần Phạm Chí, Hoàng Trọng Thảng. (2013). Nghiên cứu hiệu quả điều trị dự phòng chảy máu tái phát bằng propranolol và propranolol phối hợp thắt giãn tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan. Tạp chí Y Dược học, , 107.

Trong số này

Tạp chí Y Dược học - Số 15/2013 năm 2013

Nồng độ ADH và IL6 huyết thanh trong chấn thương sọ não kín

Ngô Dũng, Nguyễn Thị Nhạn, Hoàng Khánh

2013 - Số 15/2013, trang 115

Tóm tắt

Mục tiêu: 1. Đánh giá nồng độ ADH huyết thanh giai đoạn cấp, bán cấp ở nhóm bệnh nhân chấn thương sọ não có phù não, xuất huyết đơn thuần, xuất huyết phối hợp trên CT scanner. 2. Tìm hiểu mối tương quan nồng độ ADH huyết thanh với độ nặng chấn thương sọ não qua thang điểm Glasgow, phù não trên CT scanner, IL6 huyết thanh. Phương pháp: nghiên cứu tiến cứu 20 bệnh nhân chấn thương sọ não kín nhập viện tại bệnh viện trung ương Huế từ 11/2011- 5/2012. Kết quả: Nồng độ ADH huyết thanh ở bệnh nhân chấn thương sọ não: Giai đoạn cấp: 8,87 ± 11,87 pg/ml. Nhóm phù não: 13,61± 14,48 pg/ml ;Nhóm không phù não: 3,10 ± 1,94 pg/ml; p=0,04. Giai đoạn bán cấp: 4,77 ± 6,78 pg/ml. Nhóm phù não: 3,18 ± 2,27 pg/ml; Nhóm không phù não: 6,70 ± 9,744 pg/ml; p=0,259. Nồng độ ADH huyết thanh tăng cao ở nhóm có tổn thương não phối hợp so với tổn thương não đơn thuần trên CT scanner nhưng khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).Tương quan giữa nồng độ ADH huyết thanh giai đoạn cấp với độ nặng chấn thương sọ não: Có sự tương quan nghịch mức độ vừa giữa nồng độ ADH huyết thanh với thang điểm Glasgow r=-0,445, p=0,046. Có mối tương quan thuận giữa nồng độ ADH huyết thanh với IL6 (r=0,53; p=0,024). Tương quan nghịch giữa IL6 với thang điểm Glasgow (r=-0,497; p=0,026).

Toàn văn

PDF

Trích dẫn bài báo

Ngô Dũng, Nguyễn Thị Nhạn, Hoàng Khánh. (2013). Nồng độ ADH và IL6 huyết thanh trong chấn thương sọ não kín. Tạp chí Y Dược học, , 115.

Trong số này

Tạp chí Y Dược học - Số 15/2013 năm 2013

Kết quả bước đầu cắt ung thư thực quản qua khe hoành

Dương Xuân Lộc,Nguyễn Trường An, Hoàng Trọng Nhật Phương, Hồ Văn Linh, Lê Mạnh Hà, Lê Lộc

2013 - Số 15/2013, trang 122

Tóm tắt

Mục Tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu cắt thực quản qua lổ khe hoành trong ung thư thực quản và tâm vị thực quản. Phương pháp: Từ 2010 – 2013, 36 bệnh nhân ung thư thực quản được phẫu thuật cắt thực quản qua lổ khe hoành. Trong đó 2 bệnh nhân ung thư thực quản cổ, 23 bệnh nhân ung thư 1/3 dưới thực quản, 11 bệnh nhân ung thư tâm vị thực quản. Tuổi trung bình 64 tuổi, tỷ lệ nam/nữ là 35/1. Kết quả: Thời gian mổ trung bình 140 ± 20 phút. Lượng máu mất trong mổ không đáng kể. Dò miệng nối 2( 5,6%) trường hợp, 1 (2,8%) viêm phổi, 1(2,8%) tràn dịch màng phổi. Tử vong trong vòng 1 năm 2 (7,14%) trường hợp. Kết luận: Cắt thực quản qua lổ khe hoành bước đầu cho thấy có hiệu quả trong việc rút ngắn thời gian phẫu thuật, giảm các biến chứng về phổi. Tuy nhiên cần nghiên cứu dài hơn với số lượng lớn hơn để đánh giá kết quả về mặt ung thư học.

Toàn văn

PDF

Trích dẫn bài báo

Dương Xuân Lộc,Nguyễn Trường An, Hoàng Trọng Nhật Phương, Hồ Văn Linh, Lê Mạnh Hà, Lê Lộc. (2013). Kết quả bước đầu cắt ung thư thực quản qua khe hoành. Tạp chí Y Dược học, , 122.

Trong số này

Tạp chí Y Dược học thuộc Trường Đại học Y Dược- Đại học Huế được phép hoạt động báo chí theo giấy phép số 1720/GP-BTTTT ngày 15 tháng 11 năm 2010 và được Bộ Khoa học – Công nghệ cấp mã số ISSN 1859-3836 theo Quyết định số 009/TTKHCN-ISSN ngày 22 tháng 03 năm 2011

Toà soạn

Địa chỉ
Tầng 4, nhà A, Trường ĐH Y-Dược Huế
06 Ngô Quyền, TP Huế, Việt Nam

Email

tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Phone

0234-3824663

© 2010-2023 Tạp chí Y Dược học . Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Y-Dược Huế
Giấy phép xuất bản bản in số 1720/GP-BTTTT ngày 15/11/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông