Tạp chí Y Dược học - Tập 8 (05) năm 2018
Nguyễn Văn Minh, Trần Tấn Tài, Nguyễn Hồng Lợi
2018 - Tập 8 (05), trang 65
Mục tiêu: Khe hở môi (KHM) là dị tật bẩm sinh thường gặp ở vùng hàm mặt. Phẫu thuật tạo hình môi mũi nhằm phục hồi chức năng và thẩm mỹ là nhu cầu cần thiết của bệnh nhân và gia đình người bệnh, tuy nhiên vẫn còn nhiều biến dạng môi mũi sau phẫu thuật. Vì vậy đánh giá những biến dạng môi mũi để có kế hoạch phẫu thuật sữa chữa.
Phương pháp nghiên cứu: 46 bệnh nhân (BN) KHM một bên đã phẫu thuật tạo hình môi lần đầu bằng các phương pháp khác nhau đến khám và điều trị tại Khoa liên chuyên khoa Tai mũi họngMắt-Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đại học Y Dược Huế và Trung tâm Răng Hàm Mặt, bệnh viện Trung ương Huế. BN được đánh giá theo thang điểm của Motier (1997) các đặc điểm giải phẫu: làn môi đỏ, da môi, sẹo môi, mũi.
Kết quả: Biến dạng hay gặp ở làn môi đỏ là khía chữ V (52,2%) và sai lệch đường viền môi (52,2%). Thiếu hụt chiều cao da môi bên khe hở là 34%. Sẹo sau mỗ bị co kéo và lồi chiếm 52,2%. Các biến dạng ở mũi hay gặp là lệch vách ngăn mũi (78,3%), khiếm khuyết phần trên viền lỗ mũi (78,3%), lỗ mũi hẹp (52,2%) và chân cánh mũi ở thấp (47,8%).
Kết luận: Biến dạng môi mũi sau tạo hình KHM một bên lần đầu là không tránh khỏi, do vậy cần có kế hoạch để phẫu thuật sữa chữa những biến dạng này
Nguyễn Văn Minh, Trần Tấn Tài, Nguyễn Hồng Lợi. (2018). Đánh giá những biến dạng môi mũi bệnh nhân sau tạo hình khe hở môi một bên lần đầu . Tạp chí Y Dược học, , 65. DOI: 10.34071/jmp.2018.5.9
Tạp chí Y Dược học thuộc Trường Đại học Y Dược- Đại học Huế được phép hoạt động báo chí theo giấy phép số 1720/GP-BTTTT ngày 15 tháng 11 năm 2010 và được Bộ Khoa học – Công nghệ cấp mã số ISSN 1859-3836 theo Quyết định số 009/TTKHCN-ISSN ngày 22 tháng 03 năm 2011
tcydhue@huemed-univ.edu.vn
0234-3824663
© 2010-2023
Tạp chí Y Dược học .
Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Y-Dược Huế
Giấy phép xuất bản bản in số 1720/GP-BTTTT ngày 15/11/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông