Trang chủ

/

Bài báo

Tạp chí Y Dược học - Tập 9 (02) năm 2019

So sánh hiệu quả của trâm quay liên tục Hyflex và trâm tay thông thường trong điều trị nội nha ở ống tuỷ ngoài gần của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới

Trần Tấn Tài, Lê Thị Quỳnh Thư, Lê Hà Thuỳ Nhung

2019 - Tập 9 (02), trang 68

DOI: 10.34071/jmp.2019.2.12

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh thời gian sửa soạn, kết quả tạo hình ống tuỷ về sự thay đổi độ cong ống tuỷ và chiều dài làm việc, kết quả trám bít ống tuỷ sau khi sửa soạn bằng trâm quay Hyflex và trâm tay thông thường tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 20 răng cối lớn thứ nhất hàm dưới bị bệnh lý tuỷ răng và mô quanh chóp của 20 bệnh nhân, lứa tuổi từ 15-60, được chỉ định điều trị nội nha không phẫu thuật tại Khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, gồm 20 ống tuỷ ngoài gần được chia thành 2 nhóm: nhóm 1 (10 ống tuỷ): sửa soạn ống tuỷ bằng trâm quay Hyflex và nhóm 2 (10 ống tuỷ): sửa soạn ống tuỷ bằng trâm tay NiTiflex theo kỹ thuật hướng dẫn bởi nhà sản xuất. Đánh giá sự thay đổi độ cong và chiều dài làm việc dựa trên Xquang cận chóp trước và sau khi sửa soạn. Thời gian sửa soạn ghi nhận bằng đồng hồ bấm giây. Các răng sau khi sửa soạn được khám lâm sàng và chụp X quang cận chóp để theo dõi sau 1 tuần và 3 tháng. Thiết kế nghiên cứu theo phương pháp thử nghiệm lâm sàng tiến cứu, so sánh nhóm. Các số liệu của nghiên cứu được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0.

Kết quả: Nghiên cứu cho thấy trâm máy Hyflex sửa soạn ống tủy nhanh và duy trì độ cong ống tủy ban đầu tốt hơn trâm tay NiTiflex (p < 0,05). Cả 2 loại trâm này đều duy trì tốt chiều dài làm việc (p > 0,05); tai biến khấc ống tuỷ đều gặp ở 1 trường hợp cho mỗi nhóm nghiên cứu; 1 trường hợp gãy trâm NiTiflex và không có tai biến khoan thủng hay làm loe chóp răng. Kết quả lâm sàng sau 3 tháng của 2 nhóm tương đương nhau: ở nhóm trâm Hyflex, kết quả thành công chiếm 90 % và nghi ngờ là 10%; ở nhóm trâm tay NiTiflex, 80% răng có kết quả thành công, 10% trường hợp nghi ngờ và 10% thất bại.

Kết luận: Trong điều kiện của nghiên cứu này, cả 2 loại dụng cụ đều an toàn khi sử dụng, đem lại hiệu quả tương đương nhau trong việc sửa soạn ống tủy và kết quả lâm sàng của điều trị nội nha. Tuy nhiên, trâm Hyflex quay máy giảm đáng kể thời gian làm việc và duy trì độ cong ống tủy ban đầu tốt hơn nhưng chi phí điều trị cao gấp 9-10 lần so với trâm tay NiTiflex.

Toàn văn

PDF

Trích dẫn bài báo

Trần Tấn Tài, Lê Thị Quỳnh Thư, Lê Hà Thuỳ Nhung. (2019). So sánh hiệu quả của trâm quay liên tục Hyflex và trâm tay thông thường trong điều trị nội nha ở ống tuỷ ngoài gần của răng cối lớn thứ nhất hàm dưới. Tạp chí Y Dược học, , 68. DOI: 10.34071/jmp.2019.2.12

Trong số này

Tạp chí Y Dược học thuộc Trường Đại học Y Dược- Đại học Huế được phép hoạt động báo chí theo giấy phép số 1720/GP-BTTTT ngày 15 tháng 11 năm 2010 và được Bộ Khoa học – Công nghệ cấp mã số ISSN 1859-3836 theo Quyết định số 009/TTKHCN-ISSN ngày 22 tháng 03 năm 2011

Toà soạn

Địa chỉ
Tầng 4, nhà A, Trường ĐH Y-Dược Huế
06 Ngô Quyền, TP Huế, Việt Nam

Email

tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Phone

0234-3824663

© 2010-2023 Tạp chí Y Dược học . Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Y-Dược Huế
Giấy phép xuất bản bản in số 1720/GP-BTTTT ngày 15/11/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông