Trang chủ

/

Bài báo

Tạp chí Y Dược học - Tập 8 (03) năm 2018

Tình hình nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Khoa ngoại tiết niệu Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế

Lê Đình Khánh, Lê Đình Đạm, Nguyễn Khoa Hùng, Nguyễn Xuân Mỹ, Võ Minh Nhật, Nguyễn Ngọc Minh, Hồ Thị Ngọc Sương

2018 - Tập 8 (03), trang 100

DOI: 10.34071/jmp.2018.3.16

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, đặc điểm vi khuẩn ở bệnh nhân nhiễm khuẩn đường tiết niệu có bệnh lý đường tiết niệu được điều trị tại Khoa ngoại Tiết niệu – Thần kinh Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 474 bệnh nhân có bệnh lý tiết niệu được điều trị tại Khoa Ngoại Tiết niệu – Thần kinh Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 7/2017 đến 4/2018, có nước tiểu > 25 bc/ul có triệu chứng triệu chứng của bệnh lý đường tiết niệu hoặc kèm hội chứng nhiễm khuẩn được cấy nước tiểu và xét nghiệm kháng sinh đồ. Các trường hợp cấy nước tiểu dương tính được phân tích về lâm sàng và đặc điểm vi khuẩn.

Kết quả: 187/474 (39,5%) bệnh nhân có triệu chứng liên quan đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Có 85/474 (17,9%) bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Triệu chứng đau thắt lưng chiếm tỉ lệ cao nhất (50,6%). Các triệu chứng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu đa dạng, không có triệu chứng nổi bật. Tỉ lệ cấy nước tiểu dương tính là 45,5%. Vi khuẩn E.coli chiếm tỷ lệ cao nhất (46,67%), theo sau Enterococcus spp (16%), Enterobacter spp (12%), Staphycoccus aureus (10,67%), Pseudomonas aeruginosa (8,0%), Streptococcus faecaliProteus (2,67%). Tỷ lệ sinh ESBL E.coli là 69,23%, Enterobacter spp là 33,33%. Tỉ lệ đề kháng với nhóm cephalosporin thế hệ 3 và quinolon cao. Nhóm vi khuẩn Gram âm nhạy cảm với meropenem, imipenem, amikacin trong khi gram dương còn nhạy cảm vancomycin. Kết luận: Triệu chứng lâm sàng nhiễm khuẩn đường tiết niệu đa dạng, triệu chứng điển hình cho NKĐTN chiếm tỷ lệ thấp. E.coli là loại vi khuẩn thường gặp nhiễm khuẩn đường tiết niệu 46,67%. Các vi khuẩn đề kháng cao với một số kháng sinh thông thường nhất là nhóm cephalosporin thế hệ 3 và quinolon. Nhóm vi khuẩn gram (+) còn nhạy với vancomycin, nhóm vi khuẩn gram (-) còn nhạy với cefoxitin, amikacin, và carbapenem.

Toàn văn

PDF

Trích dẫn bài báo

Lê Đình Khánh, Lê Đình Đạm, Nguyễn Khoa Hùng, Nguyễn Xuân Mỹ, Võ Minh Nhật, Nguyễn Ngọc Minh, Hồ Thị Ngọc Sương. (2018). Tình hình nhiễm khuẩn đường tiết niệu tại Khoa ngoại tiết niệu Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế. Tạp chí Y Dược học, , 100. DOI: 10.34071/jmp.2018.3.16

Trong số này

Tạp chí Y Dược học thuộc Trường Đại học Y Dược- Đại học Huế được phép hoạt động báo chí theo giấy phép số 1720/GP-BTTTT ngày 15 tháng 11 năm 2010 và được Bộ Khoa học – Công nghệ cấp mã số ISSN 1859-3836 theo Quyết định số 009/TTKHCN-ISSN ngày 22 tháng 03 năm 2011

Toà soạn

Địa chỉ
Tầng 4, nhà A, Trường ĐH Y-Dược Huế
06 Ngô Quyền, TP Huế, Việt Nam

Email

tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Phone

0234-3824663

© 2010-2023 Tạp chí Y Dược học . Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Y-Dược Huế
Giấy phép xuất bản bản in số 1720/GP-BTTTT ngày 15/11/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông