Trang chủ
Giới thiệu
Thống kê
Nội dung
Hướng dẫn
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký

NỘI DUNG BÀI BÁO

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ AN THẦN CỦA PROPOFOL ĐƠN THUẦN VÀ KẾT HỢP FENTANYL HOẶC MIDAZOLAM TRONG SIÊU ÂM QUA NỘI SOI ĐƯỜNG TIÊU HÓA TRÊN
PROPOFOL INFUSION FOR SEDATED UPPER GASTROINTESTINAL ENDOSCOPIC ULTRASOUND: A COMPARISON OF PROPOFOL ALONE VERSUS PROPOFOL-FENTANYL OR PROPOFOL-MIDAZOLAM
 Tác giả: Phạm Thị Minh Thư, Nguyễn Thị Phương Thảo, Lê Văn Long, Nguyễn Văn Minh
Đăng tại: Tập 13 (02); Trang: 136
Tóm tắt bằng tiếng Việt:

Đặt vấn đề: Nội soi đường tiêu hóa là một kỹ thuật hiện đại, có giá trị lớn trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý đường tiêu hóa. Có nhiều thuốc được sử dụng trong an thần và giảm đau cho nội soi đường tiêu hóa như midazolam, fentanyl, propofol.

Mục tiêu của nghiên cứu: So sánh hiệu quả an thần của propofol đơn thuần và propofol kết hợp fentanyl hoặc midazolam trong siêu âm qua đường tiêu hóa trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng có đối chứng ngẫu nhiên. 90 bệnh nhân được chỉ định siêu âm qua đường tiêu hóa trên được chia làm 3 nhóm: Nhóm 1: propofol 1 mg/kg; Nhóm 2: Midazolam 1 mg + propofol 1 mg/kg; Nhóm 3: fentanyl 50 μg + propofol 1 mg/kg. Tất cả bệnh nhân đều được dùng propofol liều 1 mg/kg để khởi đầu và duy trì propofol liều 5 mg/kg/phút. Nếu bệnh nhân chưa đạt độ mê hoặc thức tỉnh thì bolus propofol 0,5 mg/kg. Các biến nghiên cứu gồm các thông số liên quan gây mê (mạch, huyết áp, độ bão hòa oxy, độ mê, tổng liều propofol sử dụng,...), quá trình siêu âm nội soi (thời gian đạt độ mê, số lần thức tỉnh của bệnh nhân, thời gian hồi tỉnh, sự hài lòng của bệnh nhân và bác sĩ nội soi), các tác dụng không mong muốn (mạch chậm, tụt huyết áp, suy hô hấp, buồn nôn, ngứa,…).

Kết quả: Lượng propofol tiêu thụ trung bình ở nhóm 1 là 283,8 ± 113 mg, nhóm 2 là 230 ± 76,3 mg và nhóm 3 là 231,8 ± 76,3 (p < 0,05). Nhóm 1 cần thời gian lâu hơn để đạt độ mê (p < 0,05). Số lần cử động cần phải can thiệp trong quá trình siêu âm nội soi ở nhóm 3 thấp hơn nhóm 1 và nhóm 2 (p < 0,05). Bác sĩ nội soi hài lòng hơn ở nhóm 3 và nhóm 2 (p < 0,05). Các kết quả khác tương tự nhau ở cả 3 nhóm.

Kết luận: 2 nhóm propofol kết hợp fentanyl và propofol kết hợp midazolam đem lại độ an thần và giảm đau đủ cho quá trình siêu âm qua đường tiêu hóa trên. Tuy nhiên, nhóm propofol kết hợp fentanyl có lượng propofol sử dụng thấp hơn và đem lại sự hài lòng cao hơn cho bác sĩ nội soi.

Từ khóa:an thần, siêu âm qua nội soi.
Abstract:

Background: Gastrointestinal (GI) endoscopic untrasound is the major technique for diagnosis of GI disease and treatment. Various sedation and analgesia regimens such as midazolam, fentanyl, and propofol can be used during GI endoscopy. The purpose of the study was to compare propofol alone and propofol combine with midazolam or fentanyl in moderate sedation for GI endoscopy.

Objectives: To observe the efficiency comparison between propofol alone and propofol/fentanyl or propofol/midazolam on sedation during upper gastrointestinal endoscopic ultrasound. Methods: In a prospective, randomized clinical study, 90 patients were assigned to group 1 (n = 30; 1 mg/kg IV propofol) group 2 (n = 30; 1 mg IV midazolam intravenous followed 1 mg/kg IV propofol) or group 3 (n = 30; 50 μg fentanyl followed 1 mg/kg IV propofol). Each patient was administered 1 mg/kg propofol for induction. All of the patients were administered an additional dose of IV propofol infusion (5 mg/kg/h). This study was performed in Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital, between January 2020 - 2021. Total propofol consumption, time to achieve, physician and patient satisfaction scores, and instances of side effects, such as bradycardia and hypotension were recorded. Postprocedural records included recovery time, postoperative adverse events (nausea, vomiting, dizziness, recall, and pain) and satisfaction.

Results: The average propofol consumption was 283.8 ± 113 mg in Group 1 and 230 ± 76.3 mg in Group 2 and 231.8 ± 76.3 mg in Group 3 (p < 0.05). The incidence of moving motor or verbal) was lower in Group 3 (p < 0.05). The physician satisfaction was higher significantly in Group 3 (p < 0.05). Total propofol consumption was higher in group 1 significantly. Time to onset of sedation was significantly higher in group 1 The physician satisfaction was higher significantly in Group 3. Overall, the other results were similar in 3 groups.

Conclusion: Both propofol/fentanyl and propofol/midazolam combinations provided appropriate hypnosis and analgesia during upper gastrointestinal endoscopy. However, propofol consumption was significantly lower and greater endoscopist satisfaction in group using the propofol/ fentanyl combination.

Key words: sedation, upper gastrointestinal endoscopy, propofol, fentanyl, midazolam

CÁC BÀI BÁO TRONG TẬP 13 (02)

TTTiêu đềLượt xemTrang
1SIÊU ÂM ĐÁNH DẤU MÔ CƠ TIM: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ ỨNG DỤNG LÂM SÀNG
Tác giả:  Nguyễn Nguyên Trang, Nguyễn Anh Vũ, Lê Văn Chi
7077
2THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ HOẠT TÍNH GÂY ĐỘC TẾ BÀO CỦA PHÂN ĐOẠN N-HEXANE CỦA LOÀI THIÊN NIÊN KIỆN LÁ LỚN (HOMALOMENA PENDULA)
Tác giả:  Nguyễn Khánh Thuỳ Linh, Nguyễn Thị Hoài, Trần Thị Vân Anh, Hồ Việt Đức
47912
3ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RĂNG VIÊM QUANH CHÓP KHÔNG TRIỆU CHỨNG BẰNG TRICALCIUM SILICATE
Tác giả:  Phan Anh Chi, Lê Thị Thu Nga
46720
4CHẨN ĐOÁN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN I-IIIA BẰNG CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH NGỰC
Tác giả:  Hoàng Hữu, Phạm Hùng Cường
52529
5KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT RỘNG UNG THƯ DA TẾ BÀO ĐÁY VÙNG MẶT KÈM TẠO HÌNH BẰNG VẠT TẠI CHỖ
Tác giả:  Nguyễn Trần Thúc Huân, Trần Thị Như, Lê Thanh Huy, Nguyễn Thị Hồng Chuyên, Hà Thanh Thanh
47035
6NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỬ VONG Ở TRẺ SƠ SINH CỰC NON TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN-NHI ĐÀ NẴNG
Tác giả:  Trần Thị Hoàng, Phạm Thị Như Thủy
48843
7PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH VI CẤU TRÚC CHẤT TRẮNG Ở BỆNH NHÂN ĐAU NỬA ĐẦU: NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM BƯỚC ĐẦU
Tác giả:  Hoàng Ngọc Thành, Nguyễn Thanh Thảo
54150
8ĐÁNH GIÁ IN VITRO ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA MÁY ĐỊNH VỊ CHÓP RĂNG THẾ HỆ THỨ 4 APEX ID
Tác giả:  Hoàng Trọng Danh, Nguyễn Đức Quỳnh Trang, Nguyễn Thị Thùy Dương
44757
9NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TRẺ THỞ MÁY TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA, BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Tác giả:  Nguyễn Duy Nam Anh
48764
10ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH CHIẾT CÂY GIẢO CỔ LAM (GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM) LÊN QUÁ TRÌNH PHÁT SINH TINH Ở CHUỘT STRESS NHIỆT ĐỘ CAO
Tác giả:  Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Thị Khánh Quỳnh
50970
11NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ HỆ TỰ VI NHŨ HÓA CHỨA IBUPROFEN DÙNG ĐƯỜNG UỐNG
Tác giả:  Hồ Hoàng Nhân, Trần Nữ Trà My, Lê Thị Minh Nguyệt
58177
12NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THÁI LÂM SÀNG VÀ THÁI ĐỘ XỬ TRÍ Ở NHỮNG SẢN PHỤ CÓ NHIỄM TRÙNG HẬU SẢN
Tác giả:  Trương Thị Linh Giang
53084
13NGHIÊN CỨU KHOẢNG THAM CHIẾU DẤU ẤN CHU CHUYỂN XƯƠNG Ở PHỤ NỮ CHƯA MÃN KINH TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tác giả:  Cao Thanh Ngọc, Trần Hồng Thụy
45592
14SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN NGÀNH Y KHOA VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC, ĐẠI HỌC HUẾ
Tác giả:  Nguyễn Trường An, Võ Ngọc Hà My, Ngô Văn Đồng, Vĩnh Khánh, Phan Văn Thắng, Hà Minh Phương, Lê Thị Phương Thuận, Nguyễn Thị Nhật Hòa, Võ Phúc Anh
52098
15NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG TẠNG THẬN THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN Ở BỆNH NHÂN VÔ SINH CÓ HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG
Tác giả:  Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Quang Tâm, Lê Minh Tâm, Đoàn Văn Minh
453107
16NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI XÃ EA PÔ, HUYỆN CƯ JÚT, TỈNH ĐẮK NÔNG
Tác giả:  Trần Văn Thủy, Hoàng Thị Minh Trang, Ngô Văn Phương, Nguyễn Thị Cẩm Nhung
821114
17NGHIÊN CỨU IN VITRO ĐÁNH GIÁ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆU ỨNG VÀNH ĐAI VÀ ĐỘ SÂU CHỐT LÊN ĐỘ KHÁNG GÃY CỦA RĂNG ĐÃ ĐIỀU TRỊ NỘI NHA ĐƯỢC GIA CỐ BẰNG CHỐT SỢI
Tác giả:  Phan Anh Chi, Lê Thiện Phú, Nguyễn Thị Đào
432121
18ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ KỸ NĂNG THỰC HÀNH SỬ DỤNG DỤNG CỤ PHÂN PHỐI THUỐC ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
Tác giả:  Võ Thị Hồng Phượng, Phan Đặng Thục Anh, Nguyễn Phước Bích Ngọc, Ngô Thị Kim Cúc, Lê Văn Quang, Phan Thị Hoa
463127
19ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ AN THẦN CỦA PROPOFOL ĐƠN THUẦN VÀ KẾT HỢP FENTANYL HOẶC MIDAZOLAM TRONG SIÊU ÂM QUA NỘI SOI ĐƯỜNG TIÊU HÓA TRÊN
Tác giả:  Phạm Thị Minh Thư, Nguyễn Thị Phương Thảo, Lê Văn Long, Nguyễn Văn Minh
569136
20NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT NỘI SOI HOÀN TOÀN NGOÀI PHÚC MẠC MỞ RỘNG TRƯỜNG QUAN SÁT ETEP TRONG ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN: NHÂN 2 TRƯỜNG HỢP
Tác giả:  Nguyễn Thành Phúc, Phạm Anh Vũ
486144

Bài quan tâm nhiều nhất
[1] Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng thông số TAPSE (7,686 lần)
Tạp chí:  Tập 1(5) - Số 5/2011; Tác giả:  Nguyễn Liên Nhựt, Nguyễn Anh Vũ
[2] Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên (6,583 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (04); Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng
[3] Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (6,484 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng
[4] Lung-rads và cập nhật về chẩn đoán nốt mờ phổi bằng cắt lớp vi tính ngực liều thấp (3,952 lần)
Tạp chí:  Tập 5(4_5) - Số 28+29/2015; Tác giả:  Hoàng Thị Ngọc Hà, Lê Trọng Khoan
[5] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (3,858 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Hoàng Trọng Ái Quốc, Tôn Thất Hoàng Quí, Võ Đăng Trí, Hoàng Thị Kim Trâm, Châu Thị Thanh Nga
[6] Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (3,599 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (03); Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thăng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều
[7] Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng (3,517 lần)
Tạp chí:  Tập 4(3) - Số 21/2014; Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
[8] Nghiên cứu kỹ thuật gây mê nội khí quản một nòng trong phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi (3,358 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Hồ Khả Cảnh, Nguyễn Văn Minh
[9] NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM ISS (3,178 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Vũ Duy, Lâm Việt Trung
[10] Giá trị tiên lượng của chỉ số MELD ở bệnh nhân xơ gan Child Pugh C (3,178 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (05) ; Tác giả:  Võ Thị Minh Đức, Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng
ISSN 1859 - 3836

TẠP CHÍ Y DƯỢC HUẾ 

HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

 Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Tâm

Địa chỉ: Tầng 4, Nhà A Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền Tp. Huế

Điện thoại: (0234) 3.826443; Email: tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Copyright © 2016 by G7VN