Trang chủ
Giới thiệu
Thống kê
Nội dung
Hướng dẫn
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký

NỘI DUNG BÀI BÁO

MỘT TRƯỜNG HỢP ÁP XE CƠ THẮT LƯNG CHẬU HAI BÊN SAU NHIỄM TRÙNG MUỘN VÍT CỐ ĐỊNH TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC GỐI PHẢI
A CASE REPORT: BILATERAL PSOAS MUSCLE ABSCESS AFTER INTERFERENCE SCREWSITE INFECTION IN ANTERIOR CRUCIATE LIGAMENT RECONSTRUCTION
 Tác giả: Trần Thị Mai Diệu, Trần Hữu Dũng, Lê Nghi Thành Nhân
Đăng tại: Tập 12 (01); Trang: 126
Tóm tắt bằng tiếng Việt:

Tổng quan: Áp xe cơ thắt lưng-chậu là một tình trạng tích tụ mủ trong khoang cơ do nhiễm trùng sâu. Tình trạng này có thể xảy ra tiên phát hay thứ phát. Các trường hợp áp xe cơ thắt lưng chậu tiên phát thường xuất hiện sau nhiễm trùng khối máu tụ tại chỗ. Trong khi đó, áp xe cơ thắt lưng-chậu thứ phát thường là kết quả sự lây nhiễm từ nhiễm trùng của các cơ quan kế cận, có liên quan với chấn thương hay các phương tiện đặt ở vùng háng, bẹn, đùi và cột sống hay xa hơn như vùng gối. Áp xe cơ thắt lưng-chậu thường hiếm gặp và thường được chấn đoán muộn bởi vì sự biểu hiện các triệu chứng không đặc hiệu.

Giới thiệu ca bệnh: Chúng tôi mô tả một trường hợp bệnh nhân vào viện với nhiễm trùng vít cố định tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối nhập viện điều trị tại khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình-Lồng ngực, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có biểu hiện áp xe cơ thắt lưng chậu không điển hình với sốt cao và đi cầu lỏng và đau vùng chậu lan xuống đùi. Báo cáo này nhằm giới thiệu trường hợp chẩn đoán muộn áp xe cơ thắt lưng-chậu cùng với các triệu chứng không điển hình. Qua đó, chúng tôi muốn làm nổi bật hơn sự cần thiết của việc nghi ngờ và chẩn đoán sớm áp xe cơ thắt lưng-chậu ở các trường hợp có biểu hiện tương tự nhằm đem lại kết quả điều trị và tiên lượng tốt hơn cho bệnh nhân.

Kết luận: Áp xe cơ thắt lưng chậu có thể biểu hiện không điển hình: Sốt cao liên tục, đi cầu phân lỏng và đau vùng chậu lan xuống đùi, đôi khi được phát hiện tình cờ qua hình ảnh học. Vì bệnh hiếm gặp và lâm sàng đa dạng nên khảo sát bằng hình ảnh khi có lâm sàng nghi ngờ là cần thiết giúp phát hiện và chẩn đoán sớm, từ đó đem lại hiệu quả tích cực trong điều trị, tránh nguy cơ nhiễm trùng huyết nặng và tử vong.

Từ khóa:áp xe cơ thắt lưng chậu, biểu hiện không điển hình, nhiễm trùng vít cố đinh dây chằng chéo trước.
Abstract:

Background: Psoas muscle abscess is an accumulation of pus in the muscle compartement caused by a deep infection. This can be either primary or secondary infection. Primary cases of psoas muscle abscess usually appear after infection of the hematoma or spread of bacteria from a distant location to the lymphatic passage. Secondary psoas muscle abscess is often the result of a direct infection or from infection of nearby organs, which may also be associated with trauma or other instruments of groin, thighs and spine or beyond the pillow area. Psoas abscess is rare condition and often delayed because of the presentation of nonspecific symptoms.

Case presentation: We describe a case of patient admitted to the hospital with infection of interference screw site after 3 years anterior cruciate ligament reconstruction at the Department of Trauma - Orthopedic Surgery, Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital of Medicine and Pharmacy. During treatment, patients present with atypical psoas abscess with high fever and diarrhea and thigh pain. This case illustrates how the diagnosis can be delayed due to its atypical presentation. Hence, highlighting the need for clinicians to have attention of clinical suspicion for iliopsoas abscess in patients presenting withthigh pain and fever and diarhea with the aims of better treatment.

Conclusion: It is necessary to consider iliopsoas abscess as a differential diagnosis in patients presenting with fever, thigh pain and diarrhea. The rare condition with the varied clinical presentation means that cross-sectional imaging should be indicated early to reduce the risk of sepsis and death.

Key words: bilateral psoas muscle abscess, atypical presentation, infection of ACL interference screw site.

CÁC BÀI BÁO TRONG TẬP 12 (01)

TTTiêu đềLượt xemTrang
1KHẢO SÁT TÌNH HÌNH DỊ ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Võ Thị Hồng Phượng, Nguyễn Hoài Anh Thư
7457
2ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC THEO THANG ĐIỂM MORISKY (MMAS-8) VÀ HIỆU QUẢ TƯ VẤN TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Lê Chuyển, Trần Thị Thùy Nhi, Ngô Thị Kim Cúc, Lê Thị Thanh Tịnh, Nguyễn Thị Tơ, Nguyễn Thị Hải Yến
118315
3ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÂU DÀI CỦA ĐIỀU TRỊ NHA CHU ĐỐI VỚI CHỈ SỐ NHA CHU VÀ ĐƯỜNG HUYẾT Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
Tác giả:  Nguyễn Văn Minh, Tạ Anh Tuấn, Hoàng Tử Hùng
50824
4ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Hoàng Minh Phương, Trần Tấn Tài, Nguyễn Hồng Lợi, Tô Thị Lợi, Hoàng Vũ Minh, Võ Khắc Tráng, Nguyễn Văn Minh, Võ Trần Nhã Trang
48631
5NGHIÊN CỨU IN VITRO TÁC DỤNG CỦA GEL GLYCERINE VÀ BĂNG MYLAR LÊN KHẢ NĂNG KHÍT SÁT BỀ MẶT CỦA INLAY GẮN BẰNG COMPOSITE
Tác giả:  Lê Hà Thùy Nhung, Trần Tấn Tài
48739
6KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG NHA CHU Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH MẠCH VÀNH TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Trần Tấn Tài, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Nguyễn Minh Quân
58147
7CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở NHỮNG NẠN NHÂN CÓ CAN THIỆP PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG
Tác giả:  Nguyễn Hoàng Lan, Phan Văn Liên
50054
8ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ HẸP ỐNG SỐNG CỔ
Tác giả:  Nguyễn Hồng Quân, Lê Văn Ngọc Cường
55860
9NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DƯỢC TẠI KHOA DƯỢC - BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Ngô Thị Thu Hằng, Lê Quang Kiệt, Trần Quang Phúc
50566
10NGHIÊN CỨU TỶ LỆ MANG GENE CAGA VÀ KIỂU GENE VACA CỦA VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI Ở BỆNH NHÂN BỆNH LÝ DẠ DÀY - TÁ TRÀNG
Tác giả:  Nguyễn Thị Mai Ngân, Hà Thị Minh Thi
50075
11VAI TRÒ CỦA MỘT SỐ THANG ĐIỂM LÂM SÀNG TRONG ĐÁNH GIÁ KẾT CỤC Ở BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT NÃO
Tác giả:  Nguyễn Đình Toàn
49982
12PHÂN TÍCH CHI PHÍ THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Lưu Nguyễn Nguyệt Trâm, Nguyễn Duy Phúc, Trần Xuân Thịnh
59191
13SỬ DỤNG VẠT MẠCH XUYÊN BẮP CHÂN TRONG TỰ DO TRONG TẠO HÌNH KHUYẾT PHẦN MỀM CHI THỂ
Tác giả:  Phạm Thị Việt Dung, Trương Thế Duy
48898
14NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ GLUCOSE DỊCH MÀNG BỤNG Ở BỆNH NHÂN ĐANG ĐIỀU TRỊ LỌC MÀNG BỤNG LIÊN TỤC NGOẠI TRÚ
Tác giả:  Hoàng Bùi Bảo, Đoàn Thị Thiện Hảo
527104
15KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT VỚI TÍNH CHẤT ĐAU DỰA THEO THANG ĐIỂM VAS VÀ CÁC TIÊU CHÍ Y HỌC CỔ TRUYỀN Ở BỆNH NHÂN THOÁI HÓA KHỚP TẠI PHƯỜNG AN HÒA, THÀNH PHỐ HUẾ
Tác giả:  Trần Nhật Minh, Nguyễn Thị Huyền, Đàm Việt Hoàng
527111
16ĐIỀU TRỊ CAN THIỆP BẰNG CỒN TUYỆT ĐỐI DỊ DẠNG MẠCH MÁU NGOẠI BIÊN
Tác giả:  Nguyễn Đình Luân, Nguyễn Sanh Tùng, Hoàng Minh Lợi
546118
17MỘT TRƯỜNG HỢP ÁP XE CƠ THẮT LƯNG CHẬU HAI BÊN SAU NHIỄM TRÙNG MUỘN VÍT CỐ ĐỊNH TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC GỐI PHẢI
Tác giả:  Trần Thị Mai Diệu, Trần Hữu Dũng, Lê Nghi Thành Nhân
490126
18TEST TZANCK HỖ TRỢ CHẨN ĐOÁN NHANH TRÊN BỆNH NHÂN NGHI NGỜ PEMPHIGUS
Tác giả:  Mai Thị Cẩm Cát, Mai Bá Hoàng Anh
490131

Bài quan tâm nhiều nhất
[1] Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng thông số TAPSE (6,990 lần)
Tạp chí:  Tập 1(5) - Số 5/2011; Tác giả:  Nguyễn Liên Nhựt, Nguyễn Anh Vũ
[2] Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (6,089 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng
[3] Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên (5,407 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (04); Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng
[4] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (3,333 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Hoàng Trọng Ái Quốc, Tôn Thất Hoàng Quí, Võ Đăng Trí, Hoàng Thị Kim Trâm, Châu Thị Thanh Nga
[5] Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng (3,273 lần)
Tạp chí:  Tập 4(3) - Số 21/2014; Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
[6] Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (3,223 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (03); Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thăng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều
[7] Nghiên cứu kỹ thuật gây mê nội khí quản một nòng trong phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi (3,096 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Hồ Khả Cảnh, Nguyễn Văn Minh
[8] Giá trị tiên lượng của chỉ số MELD ở bệnh nhân xơ gan Child Pugh C (2,903 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (05) ; Tác giả:  Võ Thị Minh Đức, Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng
[9] NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM ISS (2,865 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Vũ Duy, Lâm Việt Trung
[10] Khảo sát vai trò của thang điểm moca trong tầm soát sa sút trí tuệ do mạch máu ở bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn bán cấp (2,815 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Nguyễn Đình Toàn
Thông báo



ISSN 1859 - 3836

TẠP CHÍ Y DƯỢC HUẾ 

HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

 Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Tâm

Địa chỉ: Tầng 4, Nhà A Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền Tp. Huế

Điện thoại: (0234) 3.826443; Email: tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Copyright © 2016 by G7VN