Trang chủ
Giới thiệu
Thống kê
Nội dung
Hướng dẫn
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký

NỘI DUNG BÀI BÁO

NGHIÊN CỨU IN VITRO TÁC DỤNG CỦA GEL GLYCERINE VÀ BĂNG MYLAR LÊN KHẢ NĂNG KHÍT SÁT BỀ MẶT CỦA INLAY GẮN BẰNG COMPOSITE
THE EFFECT OF GLYCERINE GEL AND MYLAR STRIP ON THE MARGINAL ADAPTATION OF COMPOSITE - LUTED INLAYS: AN IN VITRO RESEARCH
 Tác giả: Lê Hà Thùy Nhung, Trần Tấn Tài
Đăng tại: Tập 12 (01); Trang: 39
Tóm tắt bằng tiếng Việt:

Đặt vấn đề: Inlay sứ không kim loại gắn bằng vật liệu composite là một trong những lựa chọn hàng đầu cho phục hồi vùng răng trước và cả nhóm răng sau với ưu điểm thẩm mỹ cao, tiếp hợp bờ tốt và kiểm soát được giải phẫu và tiếp xúc mặt bên. Nếu composite gắn bị phơi nhiễm với không khí trong suốt quá trình quang trùng hợp, sự hiện diện của oxy sẽ cản trở sự trùng hợp lớp bề mặt của vật liệu dán, ảnh hưởng xấu đến tiên lượng của phục hồi. Do đó, việc nghiên cứu các phương pháp xử lý bờ phục hồi để hạn chế tối đa sự hình thành lớp composite không được trùng hợp là rất cần thiết.

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của glycerine và băng Mylar lên khả năng khít sát bề mặt của inlay sứ gắn bằng composite.

Phương pháp nghiên cứu: 30 xoang II được sửa soạn trên răng cối nhỏ vĩnh viễn của người được chia thành 3 nhóm: nhóm 1: inlay sứ e.max Press gắn bằng Variolink II được trùng hợp trong không khí; nhóm 2: inlay sứ được quét bờ bằng glycerine trước khi trùng hợp; nhóm 3: inlay sứ được phủ băng Mylar và chiếu đèn trong 5 phút. Để loại bỏ lớp vật liệu bị ức chế trùng hợp bởi oxy, toàn bộ bờ inlay được quét acetone. Mức độ khít sát bờ phục hồi bằng mắt thường và tỉ lệ % chiều dài chất lượng bờ trước và sau khi quét acetone được đánh giá dưới kính hiển vi kỹ thuật số.

Kết quả: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa quá trình trùng hợp có hoặc không có xử lý bờ bằng glycerine, cụ thể, bờ viền phục hồi của nhóm 2 đạt sự tiếp hợp bờ tốt hơn nhóm 1 (p < 0,001). Trong khi đó, chất lượng bề mặt inlay sau khi gắn không có sự khác biệt thống kê giữa nhóm 2 và 3.

Kết luận: Sự ức chế trùng hợp bởi oxy trong quá trình quang trùng hợp có thể được ngăn cản bằng cách sử dụng glycerine hoặc băng Mylar phủ lên toàn bộ bờ viền của composite.

Từ khóa:Inlay sứ IPS e.max Press, xoang loại II, mức độ khít sát bờ, gel glycerine, băng Mylar
Abstract:

Background: Composite – luted ceramic inlays were one of the top choices for restorations of anterior and posterior teeth because of high aesthetic, good marginal adaptation and controllable anatomy and lateral contact. If the luting composite was exposed to air condition during polymerization, the presence of oxygen would interfere with polymerization of the adhesive surface layer, adversely affecting the prognosis of restorations. Therefore, it is very essential to evaluate different margin - treating techniques to prevent the formation of an oxygen - inhibited layer during the polymerization of composite resin materials.

Objectives: The aim of this study was to examine the effectiveness of glycerine and Mylar strip on the marginal adaptation of composite - luted inlays.

Methods: Thirty class II cavities were prepared on extracted human permanent premolars, randomly divided into three groups: group 1: e.max Press indirect inlays luted by Variolink II were polymerized in air; group 2: inlays were polymerized after applying glycerine on the restoration margins; group 3: inlays were covered by Mylar strip before light polymerization. To remove the oxygen - inhibited layer, the inlays were brushed with acetone. The clinical evaluation and computerized quantitative marginal analysis under digital microscope were carried out before and after applying acetone.

Results: Statistical analysis revealed significant difference between the polymerization with and without the use of glycerine gel, specifically, the inlay margins of group 2 showed better marginal adaptation than group 1 did (p < 0.001). Meanwhile, there was no statistical difference between group 2 and 3 in marginal quality of restorations.

Conclusions: Oxygen-initated inhibition during polymerization can be prevented by the application of glycerine gel and Mylar strip to the surface of composite resin materials

Key words: IPS e.max Press inlay, class II restoration, marginal adaptation, glycerine gel, Mylar strip.

CÁC BÀI BÁO TRONG TẬP 12 (01)

TTTiêu đềLượt xemTrang
1KHẢO SÁT TÌNH HÌNH DỊ ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Võ Thị Hồng Phượng, Nguyễn Hoài Anh Thư
7597
2ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC THEO THANG ĐIỂM MORISKY (MMAS-8) VÀ HIỆU QUẢ TƯ VẤN TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Lê Chuyển, Trần Thị Thùy Nhi, Ngô Thị Kim Cúc, Lê Thị Thanh Tịnh, Nguyễn Thị Tơ, Nguyễn Thị Hải Yến
120715
3ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÂU DÀI CỦA ĐIỀU TRỊ NHA CHU ĐỐI VỚI CHỈ SỐ NHA CHU VÀ ĐƯỜNG HUYẾT Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
Tác giả:  Nguyễn Văn Minh, Tạ Anh Tuấn, Hoàng Tử Hùng
52324
4ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Hoàng Minh Phương, Trần Tấn Tài, Nguyễn Hồng Lợi, Tô Thị Lợi, Hoàng Vũ Minh, Võ Khắc Tráng, Nguyễn Văn Minh, Võ Trần Nhã Trang
49931
5NGHIÊN CỨU IN VITRO TÁC DỤNG CỦA GEL GLYCERINE VÀ BĂNG MYLAR LÊN KHẢ NĂNG KHÍT SÁT BỀ MẶT CỦA INLAY GẮN BẰNG COMPOSITE
Tác giả:  Lê Hà Thùy Nhung, Trần Tấn Tài
49839
6KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG NHA CHU Ở BỆNH NHÂN MẮC BỆNH MẠCH VÀNH TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Trần Tấn Tài, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Nguyễn Minh Quân
59447
7CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở NHỮNG NẠN NHÂN CÓ CAN THIỆP PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG
Tác giả:  Nguyễn Hoàng Lan, Phan Văn Liên
51354
8ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ HẸP ỐNG SỐNG CỔ
Tác giả:  Nguyễn Hồng Quân, Lê Văn Ngọc Cường
56760
9NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI BỆNH VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DƯỢC TẠI KHOA DƯỢC - BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Ngô Thị Thu Hằng, Lê Quang Kiệt, Trần Quang Phúc
51666
10NGHIÊN CỨU TỶ LỆ MANG GENE CAGA VÀ KIỂU GENE VACA CỦA VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI Ở BỆNH NHÂN BỆNH LÝ DẠ DÀY - TÁ TRÀNG
Tác giả:  Nguyễn Thị Mai Ngân, Hà Thị Minh Thi
50975
11VAI TRÒ CỦA MỘT SỐ THANG ĐIỂM LÂM SÀNG TRONG ĐÁNH GIÁ KẾT CỤC Ở BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT NÃO
Tác giả:  Nguyễn Đình Toàn
50982
12PHÂN TÍCH CHI PHÍ THUỐC ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Lưu Nguyễn Nguyệt Trâm, Nguyễn Duy Phúc, Trần Xuân Thịnh
60191
13SỬ DỤNG VẠT MẠCH XUYÊN BẮP CHÂN TRONG TỰ DO TRONG TẠO HÌNH KHUYẾT PHẦN MỀM CHI THỂ
Tác giả:  Phạm Thị Việt Dung, Trương Thế Duy
49898
14NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ GLUCOSE DỊCH MÀNG BỤNG Ở BỆNH NHÂN ĐANG ĐIỀU TRỊ LỌC MÀNG BỤNG LIÊN TỤC NGOẠI TRÚ
Tác giả:  Hoàng Bùi Bảo, Đoàn Thị Thiện Hảo
540104
15KHẢO SÁT MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐIỀU KIỆN THỜI TIẾT VỚI TÍNH CHẤT ĐAU DỰA THEO THANG ĐIỂM VAS VÀ CÁC TIÊU CHÍ Y HỌC CỔ TRUYỀN Ở BỆNH NHÂN THOÁI HÓA KHỚP TẠI PHƯỜNG AN HÒA, THÀNH PHỐ HUẾ
Tác giả:  Trần Nhật Minh, Nguyễn Thị Huyền, Đàm Việt Hoàng
538111
16ĐIỀU TRỊ CAN THIỆP BẰNG CỒN TUYỆT ĐỐI DỊ DẠNG MẠCH MÁU NGOẠI BIÊN
Tác giả:  Nguyễn Đình Luân, Nguyễn Sanh Tùng, Hoàng Minh Lợi
555118
17MỘT TRƯỜNG HỢP ÁP XE CƠ THẮT LƯNG CHẬU HAI BÊN SAU NHIỄM TRÙNG MUỘN VÍT CỐ ĐỊNH TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC GỐI PHẢI
Tác giả:  Trần Thị Mai Diệu, Trần Hữu Dũng, Lê Nghi Thành Nhân
502126
18TEST TZANCK HỖ TRỢ CHẨN ĐOÁN NHANH TRÊN BỆNH NHÂN NGHI NGỜ PEMPHIGUS
Tác giả:  Mai Thị Cẩm Cát, Mai Bá Hoàng Anh
501131

Bài quan tâm nhiều nhất
[1] Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng thông số TAPSE (7,052 lần)
Tạp chí:  Tập 1(5) - Số 5/2011; Tác giả:  Nguyễn Liên Nhựt, Nguyễn Anh Vũ
[2] Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (6,140 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng
[3] Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên (5,488 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (04); Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng
[4] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (3,407 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Hoàng Trọng Ái Quốc, Tôn Thất Hoàng Quí, Võ Đăng Trí, Hoàng Thị Kim Trâm, Châu Thị Thanh Nga
[5] Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng (3,305 lần)
Tạp chí:  Tập 4(3) - Số 21/2014; Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
[6] Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (3,271 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (03); Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thăng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều
[7] Nghiên cứu kỹ thuật gây mê nội khí quản một nòng trong phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi (3,135 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Hồ Khả Cảnh, Nguyễn Văn Minh
[8] Giá trị tiên lượng của chỉ số MELD ở bệnh nhân xơ gan Child Pugh C (2,920 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (05) ; Tác giả:  Võ Thị Minh Đức, Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng
[9] NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM ISS (2,889 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Vũ Duy, Lâm Việt Trung
[10] Lung-rads và cập nhật về chẩn đoán nốt mờ phổi bằng cắt lớp vi tính ngực liều thấp (2,845 lần)
Tạp chí:  Tập 5(4_5) - Số 28+29/2015; Tác giả:  Hoàng Thị Ngọc Hà, Lê Trọng Khoan
Thông báo



ISSN 1859 - 3836

TẠP CHÍ Y DƯỢC HUẾ 

HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

 Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Tâm

Địa chỉ: Tầng 4, Nhà A Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền Tp. Huế

Điện thoại: (0234) 3.826443; Email: tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Copyright © 2016 by G7VN