Đặt vấn đề: Bệnh lý tiêu hóa - mật tụy là nhóm bệnh lý lớn, liên quan đến nhiều cơ quan trải dài theo ống tiêu hóa từ miệng đến hậu môn và hệ thống mật tụy. Siêu âm nội soi giúp tiếp cận các tạng sâu trong ổ bụng như tụy, hệ thống đường mật, các tổn thương trong và ngoài lòng ống tiêu hóa cũng như sự xâm lấn hạch vùng. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài với hai mục tiêu: (1) Khảo sát một số đặc điểm về bệnh nhân, chỉ định và tính an toàn của siêu âm nội soi trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiêu hóa và mật tụy; (2) Đánh giá vai trò của siêu âm nội soi trong chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý tiêu hóa và mật tụy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 1615 bệnh nhân được chỉ định siêu âm nội soi tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế từ 2015-2021. Kết quả: Nghiên cứu có tỉ lệ nam:nữ = 1,4:1. Tuổi trung bình 56,1 ± 15,1. Bệnh nhân ở Huế chiếm 79,9%, ở ngoại tỉnh chiếm 20,1%. Chỉ định của siêu âm nội soi: bệnh lý đường mật 37,1%, bệnh lý tụy 31,3%, dạ dày 11,8%, đại trực tràng 9,0%, thực quản 8,6% và tá tràng 2,2%. Tỉ lệ tai biến thấp không đáng kể. Tổn thương tại ống tiêu hóa: U dưới niêm ở dạ dày 57,9%, u dưới niêm thực quản 23,7%, u dưới niêm tá tràng 13,6% và u dưới niêm đại trực tràng 4,8%; ung thư đại trực tràng 48,8%, ung thư thực quản 33,2%, ung thư dạ dày 16,3% và ung thư tá tràng 1,7%. Tổn thương tại đường mật: Sỏi đường mật 76,0%, nang ống mật 9,5%, tổn thương đường mật do ký sinh trùng 4,3%, u bóng Vater 3,8%, giãn đường mật không rõ nguyên nhân 3,4% và u đường mật 3,0%. Tổn thương tại tụy: viêm tụy mạn 40,6%, ung thư tụy 24,6%, viêm tụy cấp 18,4%, nang tụy 10,9% và hạch 5,5%. Siêu âm nội soi chọc hút và dẫn lưu nang giả tụy: chọc hút 18 u tụy, 3 nang tụy và 7 hạch. Dẫn lưu 4 trường hợp nang giả tụy. Kết luận: Siêu âm nội soi đã
được áp dụng một cách hiệu quả và tương đối an toàn trong đánh giá các tổn thương của đường tiêu hóa và bệnh lý mật tụy cũng như hỗ trợ lấy bệnh phẩm qua siêu âm chọc hút bằng kim nhỏ và hỗ trợ điều trị bằng dẫn lưu nang giả tụy |
Background: Gastrointestinal - pancreaticobiliary diseases is a major pathology relating to organs from the mouth to the anus and biliary tree. Endoscopic ultrasound (EUS) helps to assess deeper organs in the abdomen such as pancreas, biliary tree, lesions inside and outside the alimentary tract as well as regional lymph nodes. We proceeded this study to: (1) To examine some characteristics of patients, indications and safety of EUS, (2) To evaluate roles of EUS in diagnosis and management of gastrointestinal - pancreaticobiliary diseases. Materials and method: A cross-sectional study was conducted on 1615 patients undergoing endoscopic ultrasound at Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital. Results: Male:female ratio = 1.4:1. Average age was 56.1 ± 15.1. Patients living in Hue was 79.9%, not living in Hue was 20.1%. Indications of EUS: in biliary diseases 37.1%, in pancreatic diseases 31.3%, in stomach 11.8%, in colon 9.0%, in esophagus 8.6%, and in duodenum 2.2%. Complications rates were very low. Lesions in gastrointestinal tract: Subepithelial lesions in stomach 57.9%, in esophagus 23.7%, in duodenum 13.6%, in colo-rectum 4.8%; cancer in colo-rectum 48.8%, in esophagus 33.2%, in stomach 16.3%, and in duodenum 1.7%. Lesions in biliary tree: gallstones 76%, common bile duct cyst 9.5%, bile duct parasitic lesions 4.3%, Vater tumor 3.8%, unknown causes biliary tract dilation 3.4% and cholangiocarcinoma 3.0%. Lesions in pancreas: chronic pancreatitis40.6%, pancreatic cancer 24.6%, acute pancreatitis 18.4%, pancreatic cyst 10.9% and lymph nodes 5.5%. EUSfine needle aspiration and EUS-guided drainage of pancreatic pseudocysts: FNA for 18 pancreatic tumors, 3 pancreatic cysts and 7 lymph nodes; drainage for 4 pancreatic pseudocysts. Conclusions: Diagnostic and interventional EUS were effectively and relatively safe in assessing lesions in alimentary tract and biliary diseases, as well as supporting to achieve samples through fine needle aspiration, and to drain pancreatic
pseudocysts. |