Trang chủ
Giới thiệu
Thống kê
Nội dung
Hướng dẫn
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký

NỘI DUNG BÀI BÁO

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU ĐA MÔ THỨC SAU PHẪU THUẬT LẤY THAI
THE ANALGESIC EFFICACY OF MULTIMODAL ANALGESIA PATHWAY AFTER CESAREAN DELIVERY
 Tác giả: Trần Thị Sáu, Nguyễn Văn Minh
Đăng tại: Tập 12 (03); Trang: 93
Tóm tắt bằng tiếng Việt:

Đặt vấn đề: Giảm đau đa mô thức là sự kết hợp các phương pháp giảm đau tác động trên các vị trí khác nhau của đường dẫn truyền đau. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả của các phương pháp giảm đau đa mô thức sau phẫu thuật lấy thai (PTLT) và khảo sát các tác dụng không mong muốn của các phương pháp.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Có tổng cộng 180 sản phụ (SP) được gây tê tủy sống để PTLT, sau khi ra phòng chăm sóc sau phẫu thuật được chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm để giảm đau là Para- TAP, Para-Diclo và Para-Diclo-TAP. Nhóm Para-TAP gồm paracetamol kết hợp gây tê mặt phẳng cơ ngang bụng (gây tê TAP), nhóm Para-Diclo gồm paracetamol kết hợp diclofenac, nhóm Para-Diclo-TAP gồm paracetamol kết hợp diclofenac và gây tê TAP. Paracetamol được truyền tĩnh mạch 1g, uống 1g cách mỗi 8 giờ trong 24 giờ, diclofenac nhét đường trực tràng 1 giờ sau phẫu thuật, gây tê TAP được thực hiện khi ấn, sờ tử cung có điểm đau nhìn hình đồng dạng (VAS) 2 điểm. Cường độ đau được đánh giá theo thang điểm VAS tại các thời điểm 1, 2, 4, 6, 8, 12, 18, 24 giờ sau phẫu thuật, thống kê tỉ lệ yêu cầu giải cứu giảm đau và các tác dụng không mong muốn của các phương pháp. Giải cứu giảm đau bằng 5mg morphin tiêm tĩnh mạch chậm khi điểm VAS nghỉ ≥ 4 hoặc VAS vận động ≥ 5.

Kết quả: Điểm VAS nghỉ ≤ 3 của 3 nhóm lần lượt là 76,67%, 90% và 93,33%, điểm VAS vận động ≤ 3 của 3 nhóm lần lượt là 38,33%, 61,67% và 76,67%. Tỉ lệ SP cần giảm đau giải cứu của 3 nhóm lần lượt là 23,33%, 10% và 6,7%, trong đó nhóm Para-Diclo-TAP không có trường hợp nào cần giải cứu lần 2. Cả 3 nhóm có tỉ lệ ngứa mà buồn nôn chiếm tỉ lệ thấp. Nhóm Para-TAP hiệu quả hơn nhóm Para-Diclo trong 6 giờ đầu sau PTLT, nhóm Para-Diclo hiệu quả hơn từ 12 đến 24 giờ sau PTLT; nhóm Para-Diclo-TAP có hiệu quả hơn nhóm Para-Diclo trong 18 giờ đầu sau PTLT.

Kết luận: Cả 3 phương pháp đều có hiệu quả giảm đau sau PTLT, trong đó sự kết hợp của paracetamol, diclofenac, gây tê TAP mang lại hiệu quả cao vượt trội mà tác dụng không mong muốn tương đương với các phương pháp còn lại.

Từ khóa:Phẫu thuật lấy thai, giảm đau đa mô thức, paracetamol, NSAID, gây tê TAP
Abstract:

Background: Multimodal analgesia is a combination of analgesic methods that act on different sites of the pain pathway. The objective of this study was to evaluate the efficacy of multimodal analgesia after cesarean delivery (CD) and to investigate the adverse effects of these methods.

Materials and method: A total of 180 women received spinal anesthesia for CD were divided into three groups. Group Para-TAP received paracetamol and transverse abdominis plane block (TAP block); group Para-Diclo received paracetamol and diclofenac; group Para-Diclo-TAP received paracetamol, diclofenac and TAP block. Paracetamol was given intravenously (IV) 1 g, orally 1 g every 8 h for 24 h, diclofenac was inserted rectally 1 h after surgery, TAP block were performed when uterine palpation caused a VAS score of 2 points. Pain score was measured with the visual analogue scale (VAS) at rest and on movement at 0, 2, 4, 6, 8, 12, 18 and 24 h for the first 24 h. Patient comfort and satisfaction with analgesia was evaluated at the end of 24 h. The primary outcome was VAS score and the rate of analgesic request. The secondary measures of outcome were satisfaction with the pain management and side effects. Breakthrough pain was treated with 5 mg IV morphine when the VAS at rest ≥ 4 or on movement ≥ 5.

Results: The VAS score ≤ 3 at rest of the 3 groups was 76.67%, 90% and 93.33%, respectively, the VAS score on movement ≤ 3 of the 3 groups was 38.33%, 61.67% and 76.67%, respectively. The rate of analgesic request of 3 groups was 23.33%, 10% and 6.7%, respectively, group Para-Diclo-TAP did not have the second analgesic request. All 3 groups had a low rate of itch and nausea, the difference between side effects was not significant. The Para-TAP group was more effective than the Para-Diclo group during the first 6h, the Para-Diclo group was more effectiveduring 12-24 h period, the Para-Diclo-TAP group was more ffective than the Para-Diclo group for a period of 18h.

Conclusion: All 3 methods are effective in pain relief after CD, in which the combination of paracetamol, diclofenac, and TAP block brings outstanding efficiency but side effects are equivalent to other methods.

Key words: Cesarean delivery, multimodal analgesia, paracetamol, NSAID, TAP block.

CÁC BÀI BÁO TRONG TẬP 12 (03)

TTTiêu đềLượt xemTrang
1NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT Ở BỆNH NHÂN GÃY XƯƠNG GÓT
Tác giả:  Đặng Lê Hoàng Nam, Nguyễn Bá Lưu, Hoàng Hồng Sơn, Lê Nghi Thành Nhân
7447
2SO SÁNH HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM VÀ BÀI THUỐC “ĐỘC HOẠT TANG KÝ SINH” CÓ HOẶC KHÔNG KẾT HỢP VỚI CHƯỜM THẢO DƯỢC TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU KHỚP GỐI DO THOÁI HÓA KHỚP GỐI
Tác giả:  Nguyễn Thị Tân, Nguyễn Viết Phương Nguyên, Nguyễn Văn Hưng
29815
3NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ SIÊU ÂM DOPPLER TIM BỆNH THÔNG LIÊN THẤT Ở TRẺ EM
Tác giả:  Đỗ Hồ Tĩnh Tâm
38223
4TÌNH HÌNH NHIỄM KÝ SINH TRÙNG Ở BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC HUẾ GIAI ĐOẠN 2015-2019
Tác giả:  Tôn Nữ Phương Anh, Ngô Thị Minh Châu, Lê Chí Cao, Võ Minh Tiếp, Nguyễn Phước Vinh, Đỗ Thị Bích Thảo
40831
5NGHIÊN CỨU IN SILICO KHẢ NĂNG ỨC CHẾ RECEPTOR GP IIB/IIIA CỦA CÁC DẪN CHẤT FLAVONOID VÀ CURCUMIN
Tác giả:  Võ Thị Quỳnh Nhi, Nguyễn Thịnh Tín, Cao Thị Cẩm Nhung, Nguyễn Thanh Bích Châu, Trần Thế Huân, Trần Thái Sơn
44938
6GIẢM ĐAU ĐA MÔ THỨC BẰNG PARACETAMOL KẾT HỢP KETOROLAC SAU CÁC PHẪU THUẬT LỚN TRONG Ổ BỤNG QUA NỘI SOI
Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Trần Xuân Thịnh, Bùi Thị Thuý Nga, Lê Văn Long, Phan Thắng, Nguyễn Văn Minh
33446
7KHẢO SÁT MỨC ĐỘ CĂNG THẲNG TÂM LÝ Ở PHỤ NỮ CÓ KHỐI U BUỒNG TRỨNG
Tác giả:  Lê Lam Hương, Lê Minh Tâm, Nguyễn Thị Phương Dung, Võ Hoàng Lâm, Võ Văn Khoa
36852
8ĐẶC ĐIỂM THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA TÌNH TRẠNG SỨC KHOẺ DƯỚI MỨC TỐI ƯU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC, ĐẠI HỌC HUẾ
Tác giả:  Trương Dương Thi, Nguyễn Thiện Phước, Nguyễn Thị Hương Lam
35759
9TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TẠI KHOA NỘI TIÊU HÓA BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG
Tác giả:  Nguyễn Thành Trung, Lê Đức Nhân, Đoàn Hiếu Trung, Mai Văn Thuật
31867
10GIÁ TRỊ THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NẶNG AAIRS TRONG CƠN HEN CẤP Ở TRẺ EM
Tác giả:  Bùi Bỉnh Bảo Sơn, Phạm Trọng Phú, Đỗ Hồ Tĩnh Tâm
37977
11CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ BÁO NGUY CƠ MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TRONG 10 NĂM TỚI THEO THANG ĐIỂM FINDRISC Ở NGƯỜI DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Tác giả:  Đoàn Phước Thuộc, Nguyễn Thị Hường, Phan Thị Thùy Linh, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Nguyễn Thị Hồng Nhi, Nguyễn Thị Phương Thảo, Đoàn Phạm Phước Long
40984
12NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU ĐA MÔ THỨC SAU PHẪU THUẬT LẤY THAI
Tác giả:  Trần Thị Sáu, Nguyễn Văn Minh
34893
13NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SIÊU ÂM NỘI SOI TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH LÝ TIÊU HÓA - MẬT TỤY TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Trương Xuân Long, Vĩnh Khánh
37799
14TÌNH HÌNH BỆNH RĂNG MIỆNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI KHU VỰC VÙNG B ĐẠI LỘC, QUẢNG NAM NĂM 2020
Tác giả:  Trịnh Sanh, Trần Tấn Tài
346107
15KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG BỆNH ĐỘNG MẠCH VÀNH SỚM TẠI VIỆT NAM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN
Tác giả:  Trương Thanh Hương
253114
16TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN NGƯỜI BỆNH SUY THẬN MẠN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020 - 2021
Tác giả:  Võ Thành Nhân, Phạm Duy Tường, Phạm Thị Diệp, Lâm Hữu Đức
338120
17SO SÁNH KẾT QUẢ LÂM SÀNG SAU PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI LỆCH NGẦM BẰNG VẠT TAM GIÁC VÀ VẠT HÌNH PHẨY
Tác giả:  Nguyễn Hà Quốc Trung, Nguyễn Thị Hoàng Yến, Trần Tấn Tài
328127
18GIẢM ĐAU ĐA MÔ THỨC SAU PHẪU THUẬT Ổ BỤNG MỞ: ĐƯỜNG NGOÀI MÀNG CỨNG SO VỚI TĨNH MẠCH DO BỆNH NHÂN TỰ KIỂM SOÁT
Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Phạm Thị Minh Thư, Trần Xuân Thịnh, Nguyễn Hữu Trí, Bùi Thị Thương, Nguyễn Văn Minh
350133
19KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ THÓI QUEN ĂN UỐNG CỦA BỆNH NHÂN CAO TUỔI ĐẾN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI 2 KHOA NỘI, BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Hoàng Thị Bạch Yến, Nguyễn Thị Thu Cúc, Nguyễn Thị Cúc, Nguyễn Thị Thanh Nhàn
267139
20GIÁ TRỊ CỦA TỈ SỐ VÒNG BỤNG/CHIỀU CAO TRONG TIÊN ĐOÁN HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA CỦA NGƯỜI DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Tác giả:  Nguyễn Thị Hường, Đoàn Phước Thuộc, Lê Văn Chi
258149

Bài quan tâm nhiều nhất
[1] Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng thông số TAPSE (6,989 lần)
Tạp chí:  Tập 1(5) - Số 5/2011; Tác giả:  Nguyễn Liên Nhựt, Nguyễn Anh Vũ
[2] Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (6,088 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng
[3] Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên (5,405 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (04); Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng
[4] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (3,332 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Hoàng Trọng Ái Quốc, Tôn Thất Hoàng Quí, Võ Đăng Trí, Hoàng Thị Kim Trâm, Châu Thị Thanh Nga
[5] Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng (3,273 lần)
Tạp chí:  Tập 4(3) - Số 21/2014; Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
[6] Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (3,223 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (03); Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thăng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều
[7] Nghiên cứu kỹ thuật gây mê nội khí quản một nòng trong phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi (3,095 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Hồ Khả Cảnh, Nguyễn Văn Minh
[8] Giá trị tiên lượng của chỉ số MELD ở bệnh nhân xơ gan Child Pugh C (2,903 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (05) ; Tác giả:  Võ Thị Minh Đức, Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng
[9] NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM ISS (2,865 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Vũ Duy, Lâm Việt Trung
[10] Khảo sát vai trò của thang điểm moca trong tầm soát sa sút trí tuệ do mạch máu ở bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn bán cấp (2,815 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Nguyễn Đình Toàn
Thông báo



ISSN 1859 - 3836

TẠP CHÍ Y DƯỢC HUẾ 

HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

 Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Tâm

Địa chỉ: Tầng 4, Nhà A Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền Tp. Huế

Điện thoại: (0234) 3.826443; Email: tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Copyright © 2016 by G7VN