Mục tiêu: Covid-19 là đại dịch toàn cầu mà ảnh hưởng nặng nề lên hệ thống chăm sóc y tế trên toàn thế giới. Mục tiêu đánh giá tác động của Covid-19 trong thu dung điều trị và hoạt động của khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Đà Nẵng. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu và mô tả các trường hợp bệnh nhập khoa Nội tiêu hóa từ 01/01/2019- 31/12/2020 tại khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Đà Nẵng. Kết quả: Trong thời gian 02 năm có 12.282 trường hợp bệnh tiêu hóa gan mật nội trú tại Khoa Nội tiêu hóa (năm 2019: 7838 bệnh nhân,với 54,4% nam 45,6% nữ, tuổi trung bình là 51,46 ± 18,87 tuổi. Năm 2020: 4446 bệnh nhân với 57,2% nam và 42,8% nữ, tuổi trung bình 52,05 ± 18,36 tuổi). Trong giai đoạn xảy ra dịch Covid-19 thì nhóm triệu chứng nhập viện hay gặp bao gồm đi cầu phân đen (7,3%), phân máu (6,3%), nôn ra máu (6,3%) và vàng da mắt (8,3%). Tương tự, các nhóm bệnh tăng tỷ lệ nhập viện như loét dạ dày (15,6% so với trước dịch 11,9%, p < 0,001), kết hợp loét dạ dày-tá tràng (4,7% so với 3,1%, p < 0,01), ung thư dạ dày (5,1% so với 3,4%, p < 0,01), ung thư đại trực tràng (14,7% so với 10,3%, p < 0,01), xơ gan (58% so với 54,4%, p < 0,05), viêm gan cấp (9,7% so với 5,8%, p < 0,05), viêm tuỵ cấp (70,7% so với 63,1%, p < 0,05). Đặc biệt, số lượt nội soi tiêu hoá giảm đáng kể khi xảy ra dịch Covid-19 so với trước dịch (17156 lượt nội soi so với 10880, p < 0,001), trong đó chủ yếu là giảm lượt soi dạ dày và ERCP. Ngược lại, tỷ lệ số lượt nội soi cấp cứu tăng có ý nghĩa so với thời điểm trước dịch (6,69% so với 5,85%, p < 0,01), do đó số lượt nội soi can thiệp cũng tăng đáng kể (5,29% so với 2,71%, p < 0,001) cũng như nhu cầu can thiệp phẫu thuật cũng gia tăng (5,6% so với 4,2%, p < 0,001). Tỷ lệ bệnh nhân có biến chứng và tử vong cũng cao hơn trong thời gian xảy ra dịch Covid-19 so với thời điểm trước dịch, lần lượt biến chứng (2,5% so với 1,7%, p < 0,01), tử vong (1,4% so với 0,9%, p < 0,01) và số ngày nhập viện cũng kéo dài hơn (6,7 ± 4,54 so với 6,44 ± 4,68 ngày, p < 0,01). Kết luận: Đại dịch Covid-19 đã làm giảm đáng kể thu dung bệnh nhân tiêu hóa gan mật tại Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Đà Nẵng. Cần phải thay đổi phương thức hoạt động để thích ứng linh hoạt với tình hình hiện tại. Qua đó giúp giảm đáng kể ảnh hưởng của Covid-19 gây ra cho những bệnh nhân không mắc Covid-19. |
Objective: Covid-19 is a global pandemic that severely affects healthcare systems around the world. The aim of this study was to evaluate the impact of Covid-19 in the treatment and operation of the Department of Gastroenterology, Da Nang Hospital. Materials and menthods: Retrospective descriptive study was conducted from January 1, 2019 to December 31, 2020 at the Department of Gastroenterology, Da Nang Hospital. Results: During the period of 02 years, a total of 12,282 patients were included to our analysis (in 2019: 7838 patients, with 54.4% male 45.6% female, mean age 51, 46 ± 18.87 years. In 2020: 4446 patients with 57.2% male and 42.8% female, mean age 52.05 ± 18.36 years). During the Covid-19 epidemic, the most common groups of hospitalized symptoms included melena (7.3%), Hematochezia (6.3%), Hematemesis (6.3%) and jaundice (8.3%). Similarly, the disease groups increased the rate of hospitalization such as gastric ulcer (15.6% compared to before the epidemic 11.9%, p < 0.001), combined gastro-duodenum ulcer (4.7% compared to 3.1%, p < 0.01), stomach cancer (5.1% vs 3.4%, p < 0.01), colorectal cancer (14.7% vs 10.3%, p < 0.01), cirrhosis (58% vs 54.4%, p < 0.05), acute hepatitis (9.7% vs 5.8%, p < 0.05), acute pancreatitis (70.7% versus 63.1%, p < 0.05). In particular, the number of gastrointestinal endoscopy decreased significantly during the Covid-19 epidemic compared with before the epidemic (17156 timescompared with 10880, p < 0.001), of which the number of gastroscopy and ERCP was mainly reduced. In contrast, the rate of emergency endoscopy increased significantly compared to the pre-epidemic period (6.69% vs 5.85%, p < 0.01), so the number of endoscopy intervention also increased significantly (5.29% vs 2.71%, p < 0.001) as well as the need for surgical intervention also increased (5.6% vs 4.2%, p < 0.001). The rate of patients with complications and death was also higher during the Covid-19 epidemic than before the epidemic, respectively (2.5% vs 1.7%, p < 0.01), mortality (1.4% vs 0.9%, p < 0.01) and duration of hospitalization were also longer (6.7 ± 4.54 vs 6.44 ± 4.68 days, p < 0.01). Conclusion: The Covid-19 pandemic has significantly reduced the number of patients at the Department of Gastroenterology, Da Nang Hospital. It is necessary to change the mode of operation to flexibly adapt to the current situation. Thereby helping to significantly reduce the impact on non-Covid-19 patients |