Trang chủ
Giới thiệu
Thống kê
Nội dung
Hướng dẫn
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký

NỘI DUNG BÀI BÁO

SO SÁNH SỬ DỤNG MẶT NẠ THANH QUẢN I-GEL VÀ SUPREME TRONG GÂY MÊ PHẪU THUẬT VÙNG DƯỚI RỐN Ở TRẺ EM
A COMPARISON OF LARYNGEAL MASK AIRWAY I-GEL AND SUPREME DURING GENERAL ANESTHESIA FOR LOWER ABDOMINAL SURGERY IN CHILDREN
 Tác giả: Trần Xuân Thịnh, Nguyễn Trung Dũng
Đăng tại: Tập 12 (02); Trang: 98
Tóm tắt bằng tiếng Việt:

Đặt vấn đề: Mặt nạ thanh quản I-gel và Supreme là các loại mặt nạ thế hệ hai đã được sử dụng trên lâm sàng nhưng chưa có so sánh giữa hai loại mặt nạ này. Nghiên cứu nhằm so sánh hiệu quả sử dụng hai loại mặt nạ I-gel và Supreme trong gây mê phẫu thuật vùng bụng dưới rốn ở trẻ em và các biến chứng liên quan.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 120 bệnh nhi chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm, mỗi nhóm có 60 bệnh nhi được gây mê với sử dụng mặt nạ I-gel hoặc mặt nạ Supreme. Các bệnh nhi được áp dụng phác đồ gây mê thống nhất giữa 2 nhóm. Các tiêu chí đánh giá bao gồm tỷ lệ đặt mặt nạ thành công, mức độ dễ khi đặt, thời gian đặt và số lần cần điều chỉnh trong duy trì mê và các biến chứng sau phẫu thuật.

Kết quả: Không có khác biệt về đặc điểm chung giữa 2 nhóm. Tỷ lệ đặt thành công mặt nạ thanh quản ngay trong trong lần đầu của nhóm I-gel là 94,83% và nhóm Supreme (98,33%) (p > 0,05). Tỷ lệ đặt rất dễ ở nhóm Supreme là 40% cao hơn có ý nghĩa so với nhóm I-gel là 3,3% (p < 0,01). Thời gian đặt mặt nạ thanh quản của nhóm I-gel dài hơn nhóm Supreme có ý nghĩa thống kê, p < 0,01. Nhóm I-gel có 11,7% cần điều chỉnh mặt nạ trong duy trì mê so với nhóm Supreme là 5%, không khác biệt có ý nghĩa thống kê, p > 0,05. Không có bệnh nhi nào cần thay mặt nạ thanh quản trong quá trình phẫu thuật ở cả hai nhóm. Biến chứng hay gặp nhất là ho sau khi rút mặt nạ thanh quản, tỷ lệ ho ở nhóm I-gel cao hơn nhóm Supreme (p<0,05). Các biến chứng khác gặp với tỷ lệ thấp và không khác biệt giữa 2 nhóm.

Kết luận: Cả hai mặt nạ thanh quản đều có hiệu quả trong gây mê trong phẫu thuật bụng dưới rốn ở trẻ em. Mặt nạ Supreme cho mức độ đặt dễ hơn và thời gian đặt ngắn hơn và ít ho sau phẫu thuật hơn mặt nạ thanh quản I-gel

Từ khóa:mặt nạ thanh quản, I-gel, Supreme, trẻ em.
Abstract:

Background: Both laryngeal mask airway I-gel and Supreme have been available for clinical use, but there was no comparison between two devices. This study was designed to compare the efficacy and complications of the laryngeal mask airway I-gel and Supreme in children undergoing general anesthesia for lower abdominal surgery.

Methods: One hundred and twenty children were randomly assigned to either the I-gel or the Supreme group (60 children in each group). All patients of the two groups received the same protocol of general anesthesia. Evaluation criteria included successful mask insertion rate, ease of insertion, insertion time, and number of adjustments needed during anesthesia maintenace and postoperative complications.

Results: There were no differences in the demographic data between the two groups. The success rate of insertion in the first attempt of the I-gel group was 94.8% and the Supreme group (98.3%) (p>0.05). According to ease of placement, grade 1 (very easy) ratios of Supreme, and I-gel were 40% and 3.3%, respectively (p<0.01). The insertion time of the I-gel was longer than that of Supreme (p < 0.05). The rate of airway manipulations during anesthesia maintenance of Supreme, and I-gel group were 5% and 11.7%, respectively (p > 0.05). The most common complication was cough, with the rate of 17% in I-gel group and 5% in Supreme group (p<0.05). There were no differences in other complications between both groups.

Conclusions: Both I-gel and Supreme provided a satisfactory airway during general anesthesia in children. Insertion of Supreme was significantly easier and more rapid than insertion of I-gel, and the incidence of cough after surgery was significantly lower with Supreme than I-gel.

Key words: Laryngeal mask airway, I-gel, Supreme, children

CÁC BÀI BÁO TRONG TẬP 12 (02)

TTTiêu đềLượt xemTrang
1ĐẶC ĐIỂM ENZYME CỦA CÁC LOÀI VI NẤM GIỐNG TRICHOPHYTON PHÂN LẬP ĐƯỢC Ở BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Ngô Thị Minh Châu, Tôn Nữ Phương Anh, Hà Thị Ngọc Thúy, Đỗ Thị Bích Thảo, Lê Chí Cao, Võ Minh Tiếp, Trần Thị Giang, Nguyễn Phước Vinh
6357
2NGHIÊN CỨU TỶ LỆ VÀ ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN GÂY SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
Tác giả:  Ngô Đức Kỷ, Nguyễn Văn Thủy, Trần Thị Anh Thơ, Nguyễn Thị Hồng Nhung
66213
3ẢNH HƯỞNG CỦA SỨC BỀN TINH TRÙNG ĐẾN KẾT QUẢ BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG
Tác giả:  Trần Đức Thịnh, Lê Minh Tâm
55818
4NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở SẢN PHỤ CÓ ỐI VỠ NON TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Trương Thị Linh Giang, Hồ Thị Khánh Linh
50824
5ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ TÁI PHÁT, DI CĂN THẤT BẠI VỚI ANTHRACYCLIN VÀ TAXANE BẰNG GEMCITABINE
Tác giả:  Trịnh Lê Huy, Nguyễn Văn Chiều
44933
6ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHÔNG PHẪU THUẬT VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA GEL NGHỆ ĐẶT TẠI CHỖ
Tác giả:  Phạm Thị Thanh Nhàn, Phạm Văn Khoa, Nguyễn Thị Thùy Dương
45539
7ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA TOPOTECAN ĐƠN CHẤT TRONG UNG THƯ BIỂU MÔ BUỒNG TRỨNG TÁI PHÁT DI CĂN ĐÃ KHÁNG VỚI PLATINUM
Tác giả:  Trịnh Lê Huy, Nguyễn Thị Dùng
42046
8XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG AMLODIPIN TRONG HUYẾT TƯƠNG BẰNG ĐIỆN DI MAO QUẢN
Tác giả:  Nguyễn Hồng Ánh, Trần Lê Trường An, Nguyễn Thị Như Ngọc
54352
9MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH THỦY ĐẬU TẠI TỈNH KON TUM NĂM 2018
Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Nguyễn Lộc Vương, Nguyễn Thị Hồng Nhi, Đặng Cao Khoa
43260
10NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ NGUYÊN NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA Ở TRẺ EM
Tác giả:  Phạm Võ Phương Thảo, Phan Thị Minh Tuyền, Mai Thế Dũng
49467
11PHÂN TÍCH KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM RT-PCR CỦA 60 TRƯỜNG HỢP MẮC COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 2020
Tác giả:  Lê Tấn Phùng, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Thanh Hiển
44975
12NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH TRUNG TÂM VỚI ĐỘ DÀY LỚP NỘI TRUNG MẠC ĐỘNG MẠCH CẢNH Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP
Tác giả:  Lê Phước Hoàng, Huỳnh Văn Minh, Hoàng Anh Tiến, Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Gia Bình
54581
13XÁC ĐỊNH THỂ TÍCH VÚ TÁI TẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾM THỂ TÍCH NƯỚC TRONG BÌNH
Tác giả:  Phạm Thị Việt Dung, Phan Tuấn Nghĩa
41887
14NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MÔ BỆNH HỌC VÀ HÓA MÔ MIỄN DỊCH Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI
Tác giả:  Đặng Công Thuận, Nguyễn Trần Bảo Song, Ngô Quý Trân, Trần Thị Nam Phương, Trần Thị Hoàng Liên, Nguyễn Thị Yên
66792
15SO SÁNH SỬ DỤNG MẶT NẠ THANH QUẢN I-GEL VÀ SUPREME TRONG GÂY MÊ PHẪU THUẬT VÙNG DƯỚI RỐN Ở TRẺ EM
Tác giả:  Trần Xuân Thịnh, Nguyễn Trung Dũng
46898
16KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SÂU RĂNG SỮA VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ MẦM NON THÀNH PHỐ HUẾ NĂM 2020
Tác giả:  Trần Tấn Tài, Hoàng Vũ Minh
530105
17NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN TẾ BÀO VÀ CẤU TRÚC MÔ HỌC CỦA FIBRIN GIÀU TIỂU CẦU
Tác giả:  Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Trần Bảo Song
465111
18PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA CÁC SẢN PHẨM BỔ SUNG VITAMIN, KHOÁNG CHẤT CHO TRẺ CỦA CÁC BÀ MẸ TẠI MỘT SỐ NHÀ THUỐC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ
Tác giả:  Ngô Thị Thu Hằng, Nguyễn Huy Hoàng
532119
19CA LÂM SÀNG: PHẢN ỨNG HẠCH NÁCH CÙNG BÊN SAU TIÊM VACCINE COVID-19 - THEO DÕI VÀ QUẢN LÝ TRIỆU CHỨNG PHẢN ỨNG HẠCH TRONG THỜI KỲ COVID-19
Tác giả:  Nguyễn Thị Minh Chí, Nguyễn Thị Hoa
432127

Bài quan tâm nhiều nhất
[1] Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng thông số TAPSE (7,990 lần)
Tạp chí:  Tập 1(5) - Số 5/2011; Tác giả:  Nguyễn Liên Nhựt, Nguyễn Anh Vũ
[2] Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên (7,440 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (04); Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng
[3] Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (6,717 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng
[4] Lung-rads và cập nhật về chẩn đoán nốt mờ phổi bằng cắt lớp vi tính ngực liều thấp (4,431 lần)
Tạp chí:  Tập 5(4_5) - Số 28+29/2015; Tác giả:  Hoàng Thị Ngọc Hà, Lê Trọng Khoan
[5] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (4,033 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Hoàng Trọng Ái Quốc, Tôn Thất Hoàng Quí, Võ Đăng Trí, Hoàng Thị Kim Trâm, Châu Thị Thanh Nga
[6] Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (3,811 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (03); Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thăng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều
[7] Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng (3,572 lần)
Tạp chí:  Tập 4(3) - Số 21/2014; Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
[8] Nghiên cứu kỹ thuật gây mê nội khí quản một nòng trong phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi (3,458 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Hồ Khả Cảnh, Nguyễn Văn Minh
[9] Giá trị tiên lượng của chỉ số MELD ở bệnh nhân xơ gan Child Pugh C (3,267 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (05) ; Tác giả:  Võ Thị Minh Đức, Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng
[10] NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM ISS (3,261 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Vũ Duy, Lâm Việt Trung
ISSN 1859 - 3836

TẠP CHÍ Y DƯỢC HUẾ 

HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

 Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Tâm

Địa chỉ: Tầng 4, Nhà A Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền Tp. Huế

Điện thoại: (0234) 3.826443; Email: tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Copyright © 2016 by G7VN