Đặt vấn đề: Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh tự miễn với tổn thương đa cơ quan, trong đó thường gặp tổn thương thận. Hội chứng thận hư là biểu hiện nặng của tổn thương thận. Các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mô bệnh học góp phần chẩn đoán, tiên lượng và lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang các bệnh nhân Lupus có biểu hiện hội chứng thận hư được điều trị tại khoa Thận tiết niệu Bệnh viện Trưng Vương và Khoa Thận Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh từ 05/2014 đến 05/2017. Các tổn thương mô bệnh học thận được phân loại dựa trên phân loại năm 2003 của Hội thận học quốc tế (ISN) và Hội bệnh học thận (RPS) (International Society of Nephrology/Renal Pathology Society - ISN/RPS). Phân tích các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các dạng tổn thương mô bệnh học thận. Kết quả: Khảo sát 32 bệnh nhân Lupus tổn thương thận có tiểu đạm mức HCTH cho thấy 93,7% là nữ, các biểu hiện lâm sàng và tổn thương ngoài thận nặng với tỉ lệ cao tăng huyết áp (96,8%), phù (93,8%), niêm mạc nhạt (68,8%), bụng báng (62,5%), viêm khớp (46,9%), hồng ban cánh bướm (40,6%). Các chỉ số sinh hóa và miễn dịch gia tăng với giảm Hb < 12g/dL 93,5%, tăng Cholesterol 100%, tăng Triglycerid 87,5%, Chức năng thận giảm với tăng creatinine 87,5% và BUN 71,9%, tiểu máu vi thể 78,1%, ANA dương tính 93,8%, Anti Ds DNA dương tính 96,9%, giảm C3 96,9%, giảm C4: 84,4%. Hình ảnh mô bệnh học chủ yếu Class IV với tỉ lệ 93,8% trong đó tổn thương ống thận mô kẽ cao, chỉ số hoạt động cao, chỉ số mạn tính thấp hơn các nhóm khác. Kết luận: Lupus tổn thương thận tiểu đạm mức hội chứng thận hư có các biểu hiện lâm sàng với tổn thương ngoài thận nhiều, và chỉ số sinh hóa miễn dịch càng nặng, đa dạng và thường có tổn thương giải phẫu bệnh nặng với chỉ số hoạt động cao. |
Introduction: Systemic lupus erythematosus (SLE) is an autoimmune disease involving multiple organ systems. The kidney appears to be the most commonly affected organ, especially nephrotic is a serious kidney injury. The clinical, laboratory manifestations and histopathology are very useful for diagnosis, provide the means of predicting prognosis and guiding therapy in nephrotic patients with lupus nephritis. Methods: Descriptive cross-sectional study of nephrotic patients with lupus treated in the Department of Nephrology Trung Vuong Hospital and Cho Ray Hospital between May/2014 and May/2017. Renal histopathological lesions were classified according to International Society of Nephrology/Renal Pathology Society - ISN/RPS ’s 2003. The clinical, laboratory manifestations and histopathological features were described. Results: Of 32 LN with nephritic range proteinuria cases studied, 93.7% were women. The 3 most common clinical manifestations were edema (93.8%), hypertension (96.8%) and pallor (68.9%), musculoskeletal manifestions (46.9%), malar rash (40.6%). There was significant rise in laboratory and immunological manifestions with hematuria (78.1%), Hb < 12g/dL (93.5%), increased Cholesterol (100%), and Triglycerid (87.5%), Creatinine > 1.4 mg/dL (87.5%), increased BUN 71.9%, ANA (+) 93.8%, Anti Ds DNA(+) 96.9%, low C3: 96.9%, low C4: 84.4%. The most various and severe features were noted in class IV with active tubulointerstitial lesions and high activity index. Conclusion: Lupus nephritis with nephrotic range proteinuria has the more severity of histopathological feature and the more severity of the more systemic organ involvements and laboratory disorders were noted. |