Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện Đà Nẵng. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu và mô tả các trường hợp bệnh từ 01/01/2016 - 31/12/2017 tại Bệnh viện Đà Nẵng. Kết quả: Trong thời gian 02 năm có 205 trường hợp bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng điều trị nội trú tại Bệnh viện Đà Nẵng với 59,51% nam giới và 40,49% nữ giới, tuổi trung bình 65,8 ± 16,07. Giới nam cao hơn nữ, tỉ lệ nam/nữ ~ 1,4/1. Thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi nhập viện < 3 tháng chiếm ưu thế (83,8%). Một số triệu chứng lâm sàng phổ biến là: Đau bụng (85,85%), đi ngoài ra máu (63,41%), rối loạn đại tiện (62,44%), thiếu máu (34,63%), sụt cân (25,85%), mệt mỏi (17,56%), chướng bụng (12,19%), nôn, buồn nôn (5,36%). Vị trí u trên nội soi: Trực tràng (43,42%), đại tràng Sigma (20%), đại tràng phải (10,73%), manh tràng (10,73%), đại tràng ngang (7,80%), đại tràng trái (7,32%). Hình thái đại thể của khối u chiếm ưu thế là thể sùi (63,41%), thể loét sùi (21,95%), thể loét (7,32%), polyp ung thư hóa (7,32). Kích thước u theo chu vi: U chiếm ≥ 3/4 chu vi (39%), chiếm toàn bộ chu vi (37,0%), chiếm ≥ 1/2 chu vi (15,6%), chiếm 1/4 chu vi (8,4%). Tỉ lệ hẹp hoàn toàn lòng đại tràng là 70,73%. Hẹp không hoàn toàn là 29,27%. Thể mô bệnh học: ung thư biểu mô tuyến chiếm tỉ lệ 85,85% và ung thư biểu mô nhầy chiếm 9,27% và ung thư biểu mô không biệt hóa là 4,88%. Kết luận: Ung thư ĐTT là khá phổ biến và thường phát hiện ở giai đoạn tiến triển. Do đó cần có chiến lược chỉ định sớm hơn tầm soát các đối tượng có các yếu tố nguy cơ để phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả. |
Objective: To study the clinical, endoscopy and pathogical characteristics of colorectal cancer at Da Nang Hospital. Methods: A retrospectively descriptive study, performed from 01/01/2016 to 31/12/2017 at Da Nang Hospital. Results: During two years, there were 205 cases of colorectal cancer patients hospitalized to Da Nang Hospital. Male: 59.51%, female: 40.49%, mean age: 65.8 ± 16.07. Male is higher than female, male/ female ratio is 1.4/1. The period from the first symptoms to admission < 3months predominated (83.8%). The predominant symptoms: Abdominal pain (85.85%), bloody stool (63.41%), defecation (62.44%), anemia (34.63%), weight loss (25.85%), fatigue (17.56%), abdominal distention (12.19%), nausea and vomiting (5.36%). Location of Lesions: Rectum (43.42%), sigmoid colon (20%), right colon (10.73%),cecum (10.73%), transverse colon (7.80%), left-colon (7.32%). Type of lesion on endoscopy: Exophytic (63.41%), ulceration-Exophytic (21.95%), ulceration (7.32%), polyp chemotherapy (7.32). Tumor size: ≥ 3/4 perimeter (39%), occupying the whole circumference (37.0%), occupying ≥ 1/2 perimeter (15.6%), accounting for 1/4 Perimeter (8.4%). The colon completely narrowed rate: 70.73%., incompletely was 29.27%. Histopathological classification: adenocarcinoma (85.85%), Mucinous adenocarcinoma: (9.27%) and non-differentiated epithelial carcinoma was 4.88%. Conclusion: Colorectal cancer was quite popular and was usually detected at advanced stages.Therefore, screening for subjects with risk factors for early detection and treatment is recommended. |