Trang chủ
Giới thiệu
Thống kê
Nội dung
Hướng dẫn
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký

NỘI DUNG BÀI BÁO

NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN NHỊP TIM BẰNG HOLTER ĐIỆN TIM 24 GIỜ Ở BỆNH NHÂN HẸP VAN HAI LÁ
STUDY ON THE HEART DYSRHYTHM BY 24 HOURS ECG HOLTER IN PATIENTS WITH MITRAL STENOSIS
 Tác giả: Nguyễn Tấn Thịnh, Lê Thị Bích Thuận
Đăng tại: Tập 1(6) - Số 6/2011; Trang: 89
Tóm tắt bằng tiếng Việt:
Đặt vấn đề: Hẹp van hai lá là bệnh thường gặp chiếm 40,3% số người mắc bệnh tim mạch. Rối loạn nhịp tim là biến chứng thường gặp của hẹp van hai lá. Điện tâm đồ là phương tiện để chẩn đoán rối loạn nhịp tim nhất là Holter điện tim ra đời đã cung cấp cho ta các thông số khá chính xác trong chẩn đoán rối loạn nhịp tại nhiều thời điểm khác nhau, cả ban ngày lẫn ban đêm, cả khi hoạt động cũng như khi nghỉ ngơi.Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ và phân loại rối loạn nhịp tim trong bệnh hẹp van 2 lá bằng Holter điện tim 24 giờ. 2. Tìm hiểu sự liên quan giữa rối loạn nhịp tim với mức độ hẹp van 2 lá. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 45 bệnh nhân (tuổi thấp nhất 22, cao nhất 73, tuổi trung bình chung: 43,84±12,97) được chẩn đoán xác định bệnh hẹp van hai lá dựa trên lâm sàng, điện tim, X quang và siêu âm tim sau đó được ghi Holter điện tim 24 giờ và phân tích kết quả. Kết quả: Tỷ lệ rối loạn nhịp tim chiếm 53,33% trong đó ngoại tâm thu thất: 88,89%, ngoại tâm thu nhĩ 4,44%, nhịp chậm xoang 6,67%, nhịp nhanh xoang 46,67%, ngưng xoang 11,11%, rung nhĩ 55,56%, nhịp nhanh trên thất 2,22%. Mức độ hẹp van hai lá càng nặng, rối loạn nhịp tim càng nhiều: hẹp van hai lá độ I có tỷ lệ rối loạn nhịp tim 6,67%, độ II là 15,56%, độ III là 31,10%. Có sự tương quan nghịch giữa mức độ hẹp van hai lá với rung nhĩ (r=-0,410, p<0,05), tương quan nghịch giữa áp lực động mạch phổi với mức độ hẹp van hai lá (r=0,7361, p<0,05). Tương quan thuận giữa tăng áp phổi và rung nhĩ (r=0,43, p<0,05). Kết luận: Holter nhịp tim 24 giờ đã giúp ích trong chẩn đoán, theo dõi, tiên lượng bệnh nhân hẹp van hai lá đồng thời nó cũng rất giá trị trong việc phát hiện các biến chứng của hẹp van hai lá gây ra, giúp điều trị kịp thời và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.
Abstract:
Objectives: Mitral stenosis is a common disease accounting for 40.3% of population of cardiovascular disease. Cardiac arrhythmia is a common complication of this disease. ECG is an important mean of diagnosing cardiac arrhythmia, especially ECG Holter. The advantage of ECG Holter had provided us with accurate parameters at various moments, both day and night, under exercise and at rest. Therefore, we conduct this research with 2 following objectives: 1. Determine the rate of cardiac arrhythmias and their classification in mitral valve disease throughout ECG Holter. 2. Find out the correlation between cardiac arrhythmia and mitral stenosis severity. Materials and methods: 45 patients (the youngest was 22, the oldest was 73 and average age: 43.84 ± 12.97) were diagnosed with affirmation mitral stenosis based on clinical features, X-ray, and echocardiography. ECG Holter then was recorded and analyzed in the terms of the rate and classification of cardiac arrhythmias. The results showed that: cardiac arrhythmias accounted for 53.33%, in which ventricular premature beats: 88.89%, atrial premature beats: 4.44%, sinus bradycardia: 6.67%, sinus tachycardia: 46.67%, sinus arrest: 11.11%, atrial fibrillation: 55.56%, supraventricular arrhythmias: 2.22%. The more severe mitral stenosis is, the more often heart dysrhythms appear: mitral stenosis severity I, II, III has the rate of heart dysrhythm of 6.67%, 15.56%, 31.10%, respectively. There was an inverse correlation between the severity of mitral stenosis and atrial fibrillation (r=-0.410, p<0.05); inverse correlation between the pulmonary artery pressure and degree of mitral stenosis (r=0,7361, p<0,05). There was a proportional correlation between the pulmonary hypertension and atrial fibrillation (r=0.43, p<0.05). Conclusion: ECG Holter is helpful in diagnosis, follow-up, prognosis of mitral stenosis. It is also valuable in detecting complications of mitral stenosis, aiding in treatment and improving patient’s quality of life.

CÁC BÀI BÁO TRONG TẬP 1(6) - SỐ 6/2011

TTTiêu đềLượt xemTrang
1KỸ THUẬT ARRAY CGH VÀ ỨNG DỤNG TRONG CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH
Tác giả:  Nguyễn Viết Nhân, Hà Thị Minh Thi, Nguyễn Vũ Quốc Huy
7775
2ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HÌNH TRÊN CẤY GHÉP NHA KHOA TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Trần Thanh Phước, Nguyễn Toại, Lê Hồng Liên, Vũ Thị Bắc Hải, Trần Tấn Tài, Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Văn Minh, Lê Thị Diễm Hương, Trần Thiện Mẫn, Châu Ngọc Phương Thanh, Trần Thị Mỹlan, Lê Quý Thảo
72623
3ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ SIÊU ÂM DOPPLER TIM CỦA CÒN ỐNG ĐỘNG MẠCH Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Tác giả:  Huỳnh Thị Lệ, Phan Hùng Việt, Phạm Hữu Hòa
69430
4NGHIÊN CỨU NHỮNG BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI VÀ CHỨC NĂNG THẤT TRÁI Ở TRẺ 5-15 TUỔI THỪA CÂN-BÉO PHÌ ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ
Tác giả:  Bùi Hùng Việt , Nguyễn Thị Cự
63936
5PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CẤP TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ TỪ 06/2010 ĐẾN 08/2011
Tác giả:  Võ Thị Hà, Hoàng Thị Kim Huyền, Hoàng Khánh
84543
6NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GÂY BỆNH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG HUYẾT TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ 2009 – 2010
Tác giả:  Trần Xuân Chương, Nguyễn Thị Phương Thảo
91253
7NGHIÊN CỨU MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA BỀ DÀY BÁNH RAU VÀ THAI BẰNG SIÊU ÂM HAI CHIỀU Ở THAI BÌNH THƯỜNG TỪ 16 TUẦN TUỔI TRỞ LÊN
Tác giả:  Nguyễn Thanh Nam, Hoàng Minh Lợi, Nguyễn Vũ Quốc Huy
70658
8NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA XÉT NGHIỆM CẮT LẠNH TRONG PHẪU THUẬT CÁC KHỐI U THƯỜNG GẶP TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Đặng Công Thuận, Lê Thị Thu Thảo
64267
9NGHIÊN CỨU SỰ LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ NT-PROBNP HUYẾT TƯƠNG VỚI BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI VÀ CHỨC NĂNG THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
Tác giả:  Nguyễn Hải Thủy, Lê Thanh Tùng
67974
10ĐỊNH LƯỢNG ACID BETULINIC TRONG DƯỢC LIỆU CHẶC CHÌU BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO
Tác giả:  Nguyễn Thị Hoài
74083
11NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN NHỊP TIM BẰNG HOLTER ĐIỆN TIM 24 GIỜ Ở BỆNH NHÂN HẸP VAN HAI LÁ
Tác giả:  Nguyễn Tấn Thịnh, Lê Thị Bích Thuận
74089
12NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ NỘI SOI CỦA VIÊM VA VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NẠO VA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT NĂM 2010
Tác giả:  Võ Nguyễn Hoàng Khôi, Nguyễn Thanh Nam, Đặng Thanh
74697
13TỶ LỆ CÁC LOẠI BỆNH LÝ TIẾT NIỆU VÀ THÁI ĐỘ XỬ TRÍ TẠI KHOA NGOẠI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Nguyễn Trường An, Nguyễn Đình Quang Minh
765104
14BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT RUỘT THỪA VIÊM CẤP QUA NGÃ NỘI SOI MỘT CỔNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Tác giả:  Phạm Như Hiệp, Hồ Hữu Thiện, Phạm Anh Vũ, Trần Văn Nghĩa
677114
15KHẢO SÁT KHỐI CƠ THẤT TRÁI TRÊN ĐỐI TƯỢNG TIỀN TĂNG HUYẾT ÁP BẰNG ĐIỆN TÂM ĐỒ VÀ SIÊU ÂM TIM
Tác giả:  Nguyễn Thị Thúy Hằng
689119
16PHẪU THUẬT NỘI SOI MỘT LỖ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Tác giả:  Phạm Như Hiệp, Hồ Hữu Thiện, Phạm Anh Vũ, Phan Hải Thanh, Nguyễn Thanh Xuân, Trần Nghiêm Trung,Văn Tiến Nhân, Phạm Trung Vỹ, Phạm Xuân Đông
741126
17CẬP NHẬT VỀ CÁC KIỂU GEN CỦA HBV VÀ Ý NGHĨA LÂM SÀNG
Tác giả:  Trần Xuân Chương
740133
18
THÔNG TIN Y DƯỢC HỌC
Tác giả:  Nguyễn Hoài Phong
556140

Bài quan tâm nhiều nhất
[1] Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng thông số TAPSE (7,107 lần)
Tạp chí:  Tập 1(5) - Số 5/2011; Tác giả:  Nguyễn Liên Nhựt, Nguyễn Anh Vũ
[2] Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (6,179 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng
[3] Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên (5,556 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (04); Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng
[4] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (3,530 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Hoàng Trọng Ái Quốc, Tôn Thất Hoàng Quí, Võ Đăng Trí, Hoàng Thị Kim Trâm, Châu Thị Thanh Nga
[5] Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng (3,325 lần)
Tạp chí:  Tập 4(3) - Số 21/2014; Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
[6] Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (3,300 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (03); Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thăng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều
[7] Nghiên cứu kỹ thuật gây mê nội khí quản một nòng trong phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi (3,161 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Hồ Khả Cảnh, Nguyễn Văn Minh
[8] Giá trị tiên lượng của chỉ số MELD ở bệnh nhân xơ gan Child Pugh C (2,944 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (05) ; Tác giả:  Võ Thị Minh Đức, Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng
[9] Lung-rads và cập nhật về chẩn đoán nốt mờ phổi bằng cắt lớp vi tính ngực liều thấp (2,925 lần)
Tạp chí:  Tập 5(4_5) - Số 28+29/2015; Tác giả:  Hoàng Thị Ngọc Hà, Lê Trọng Khoan
[10] NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM ISS (2,911 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Vũ Duy, Lâm Việt Trung
ISSN 1859 - 3836

TẠP CHÍ Y DƯỢC HUẾ 

HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

 Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Tâm

Địa chỉ: Tầng 4, Nhà A Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền Tp. Huế

Điện thoại: (0234) 3.826443; Email: tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Copyright © 2016 by G7VN