Trang chủ
Giới thiệu
Thống kê
Nội dung
Hướng dẫn
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký

NỘI DUNG BÀI BÁO

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HÌNH THÁI THẦN KINH VII Ở BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT U TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI
CLINICAL, PARA-CLINICAL FEATURES AND THE MORPHOLOGY OF THE FACIAL NERVE IN PAROTID GLAND TUMOR PATIENTS INDICATED FOR SURGERY
 Tác giả: Nguyễn Văn Minh, Trần Thị Thùy Nhiên
Đăng tại: Tập 13 (01); Trang: 104
Tóm tắt bằng tiếng Việt:

Đặt vấn đề: U tuyến nước bọt mang tai (UTNBMT) là bệnh lý thường gặp vùng hàm mặt. Các khối UTNBMT rất đa dạng, gây ra nhiều thách thức trong chẩn đoán và điều trị phẫu thuật. Vì vậy, khảo sát về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình thái dây thân kinh VII là rất quan trọng để phẫu thuật thành công và tránh các tổn thương thần kinh.

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hình thái thần kinh VII ở bệnh nhân (BN) u tuyến nước bọt mang tai có chỉ định phẫu thuật.

Đối tượng và phương pháp: 31 BN u tuyến nước bọt mang tai đến khám tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế từ 05/2020 đến 03/2021 được ghi nhận đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định kiểu phân nhánh dây thần kinh VII trong phẫu thuật cắt u tuyến nước bọt mang tai.

Kết quả: U tuyến nước bọt mang tai xảy ra chủ yếu ở nam giới (58,1%), tuổi mắc bệnh trung bình là 51,5 ± 15,2. Triệu chứng thường gặp là khối gồ vùng mang tai tiến triển chậm. Kích thước u tuyến nước bọt mang tai trên cắt lớp vi tính thường gặp từ 2 - 4 cm (61,3%) và nằm ở thuỳ nông (80,0%). Tất cả đều là khối u lành tính, trong đó u Whartin phổ biến nhất (38,7%). Ở tất cả 27 BN được bộc lộ thần kinh mặt, dây thần kinh mặt bao gồm một thân được tách thành hai nhánh. Ở 12 BN xác định được loại phân nhánh dây thần kinh mặt, loại phân nhánh IV (41,7%) là loại phổ biến nhất được tìm thấy.

Kết luận: Đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm tế bào học bằng kim nhỏ, chụp cắt lớp vi tính rất có giá trị trong chẩn đoán u tuyến nước bọt mang tai. Đánh giá hình thái dây thần kinh mặt giúp phòng tránh các biến chứng thần kinh xảy ra sau phẫu thuật.

Từ khóa:u tuyến nước bọt mang tai, phẫu thuật, hình thái thần kinh VII.
Abstract:

Background: Tumors of parotid gland are common of maxillofacial pathology. Parotid gland tumors show a high morphological heterogeneity and presents with diagnostic and surgical challenges. Therefore, investigation of clinical, para-clinical features of parotid gland tumor and the morphology of the facial nerve is very important for surgery and preventing the facial palsy.

Objective: Evaluate clinical, para-clinical features and the morphology of the facial nerve in parotid salivary tumor patients indicated for surgery.

Materials and Methods: 31 patients with parotid gland tumor who were examined at Hue University of Medicine and Pharmacy from May 2020 to March 2021 were recorded about clinical, paraclinical and the facial nerve branching patterns in surgical treatments of parotid tumors.

Results: Male cases were in the majority (58.1%), the mean age of patients was 51.5 ± 12.5. Slow progressively swelling was the common presenting complaint. Majority of the tumor size in CT scanner were between 2 and 4 cm (61.3%) and in the superficial lobe (80.0%).All are benign tumors and Whartin tumor is the most common type (38.7%). In all 27 patients were exposed the VII nerve, the facial nerve consisted of one trunk separated into two divisions. In 12 patients with identified type of facial nerve branching, type IV (41.7%) were the most common type.

Conclusion: Clinical and para-clinical were valuable for diagnosis. Facial nerve variations assessement can prevent the consequences of facial nerve injury after parotid surgery.

Key words: parotid gland tumor, parotidectomy, facial nerve morphology.

CÁC BÀI BÁO TRONG TẬP 13 (01)

TTTiêu đềLượt xemTrang
1TÌNH TRẠNG BỘC LỘ PROTEIN SỬA CHỮA GHÉP CẶP SAI (MMR) Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ DẠ DÀY
Tác giả:  Nguyễn Thị Hồng Chuyên, Nguyễn Thị Thu Giang, Nguyễn Thành Phúc, Ngô Quý Trân, Đặng Công Thuận
4657
2ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ PHÒNG TỤT HUYẾT ÁP CỦA HAI LIỀU PHENYLEPHRIN TIÊM TĨNH MẠCH SAU GÂY TÊ TỦY SỐNG ĐỂ PHẪU THUẬT LẤY THAI
Tác giả:  Lê Văn Tâm, Dương Thị Ngọc Anh, Trần Xuân Thịnh, Nguyễn Văn Minh
37814
3KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM MẠCH MÁU CỦNG MẠC MẮT THEO PHƯƠNG PHÁP MỤC CHẨN CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU VAI GÁY
Tác giả:  Đoàn Văn Minh, Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Quang Tâm, Võ Thị Minh Nguyệt, Trương Hữu Thiện Tri, Nguyễn Văn Hưng, Nguyễn Thị Hương Lam
29822
4ĐÁNH GIÁ KỸ THUẬT SINH ỐNG MẦM TRONG ĐỊNH DANH NẤM CANDIDA ALBICANS BẰNG CÁC MÔI TRƯỜNG KHÁC NHAU
Tác giả:  Ngô Thị Minh Châu, Nguyễn Như Quỳnh, Nguyễn Thị Phương Thảo
29730
5ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY TRONG CHẨN ĐOÁN CHẤN THƯƠNG KÍN ỐNG TIÊU HÓA, MẠC TREO
Tác giả:  Đậu Lệ Thủy, Hoàng Thị Quyên, Nguyễn Quốc Huy, Hồ Khánh Duy, Phạm Minh Dũng
27038
6NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN ĐIỆN GIẢI HUYẾT THANH Ở TRẺ SINH NGẠT
Tác giả:  Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Bình Thắng
26644
7NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG LYMPHÔM TẾ BÀO T NGUYÊN PHÁT Ở DA
Tác giả:  Trần Hương Giang, Phạm Văn Hùng, Nguyễn Thanh Tú
29951
8NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG THANG ĐIỂM HEART TRONG PHÂN TẦNG NGUY CƠ BỆNH NHÂN ĐAU NGỰC VÀO TRUNG TÂM CẤP CỨU - ĐỘT QUỴ, BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Nguyễn Khánh Huy
33157
9NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG VIÊM NHA CHU MẠN TÍNH TRÊN BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Trần Thị Tố Uyên, Nguyễn Thị Thùy Dương
28965
10NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA INFLIXIMAB TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP CỘT SỐNG
Tác giả:  Võ Thị Hoài Hương, Nguyễn Hoàng Thanh Vân, Võ Tam
30771
11NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÓA SINH VÀ HÌNH ẢNH SIÊU ÂM NỘI SOI KHỐI U TỤY
Tác giả:  Vĩnh Khánh, Lương Viết Thắng, Trần Văn Huy
26577
12MỐI LIÊN QUAN GIỮA TEO NIÊM MẠC DẠ DÀY TRÊN NỘI SOI THEO PHÂN LOẠI KIMURA - TAKEMOTO VỚI ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC Ở BỆNH NHÂN VIÊM DẠ DÀY MẠN CÓ HELICOBACTER PYLORI
Tác giả:  Phan Trung Nam, Nguyễn Thị Huyền Thương
34184
13BƯỚC ĐẦU PHÂN LOẠI U LYMPHO DẠ DÀY - RUỘT DỰA TRÊN MÔ BỆNH HỌC VÀ HÓA MÔ MIỄN DỊCH
Tác giả:  Đặng Công Thuận, Nguyễn Duy Thịnh, Nguyễn Trần Bảo Song, Nguyễn Văn Mão, Phan Trung Nam, Ngô Quý Trân, Trần Thị Nam Phương, Nguyễn Thanh Tùng, Lê Thị Tâm, Lê Vĩ, Trần Thị Hoàng Liên
30090
14GIÁ TRỊ CỦA NỒNG ĐỘ ALBUMIN VÀ BILIRUBIN MÁU CUỐNG RỐN TRONG TIÊN ĐOÁN VÀNG DA TĂNG BILIRUBIN GIÁN TIẾP BỆNH LÝ Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG
Tác giả:  Nguyễn Thị Thanh Bình, Phan Hùng Việt
28898
15ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ HÌNH THÁI THẦN KINH VII Ở BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT U TUYẾN NƯỚC BỌT MANG TAI
Tác giả:  Nguyễn Văn Minh, Trần Thị Thùy Nhiên
243104
16ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ MỘNG THỊT BẰNG PHẪU THUẬT XOAY HAI VẠT KẾT MẠC
Tác giả:  Lê Viết Nhật Hưng, Huỳnh Thị Xuân Thảo
258113
17NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ TIẾN TRIỂN BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TRONG 10 NĂM THEO THANG ĐIỂM FINDRISC Ở NGƯỜI DÂN TỪ 25 TUỔI TRỞ LÊN Ở MỘT SỐ PHƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
Tác giả:  Đoàn Phước Thuộc, Nguyễn Thị Hường, Phan Thị Thùy Linh, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Lê Đức Huy, Nguyễn Thị Hồng Nhi, Nguyễn Thị Phương Thảo, Đoàn Phạm Phước Long
271119
18ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT VIÊM TAI GIỮA MẠN TÍNH CÓ THỦNG NHĨ
Tác giả:  Lương Sĩ Long, Võ Đoàn Minh Nhật, Lê Thanh Thái
259128
19NGHIÊN CỨU SỰ BỘC LỘ CK7, CK20 VÀ MỘT SỐ DẤU ẤN HÓA MÔ MIỄN DỊCH ĐỂ ĐỊNH TÍP VÀ XÁC ĐỊNH NGUỒN GỐC U ÁC TÍNH
Tác giả:  Trần Nam Đông, Nguyễn Văn Mão, Lê Thị Thu Thảo, Võ Thị Hạnh Thảo, Trần Thị Hoàng Liên
301134

Bài quan tâm nhiều nhất
[1] Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng thông số TAPSE (7,068 lần)
Tạp chí:  Tập 1(5) - Số 5/2011; Tác giả:  Nguyễn Liên Nhựt, Nguyễn Anh Vũ
[2] Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (6,156 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng
[3] Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên (5,502 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (04); Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng
[4] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (3,442 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Hoàng Trọng Ái Quốc, Tôn Thất Hoàng Quí, Võ Đăng Trí, Hoàng Thị Kim Trâm, Châu Thị Thanh Nga
[5] Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng (3,312 lần)
Tạp chí:  Tập 4(3) - Số 21/2014; Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
[6] Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (3,281 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (03); Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thăng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều
[7] Nghiên cứu kỹ thuật gây mê nội khí quản một nòng trong phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi (3,138 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Hồ Khả Cảnh, Nguyễn Văn Minh
[8] Giá trị tiên lượng của chỉ số MELD ở bệnh nhân xơ gan Child Pugh C (2,923 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (05) ; Tác giả:  Võ Thị Minh Đức, Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng
[9] NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM ISS (2,893 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Vũ Duy, Lâm Việt Trung
[10] Lung-rads và cập nhật về chẩn đoán nốt mờ phổi bằng cắt lớp vi tính ngực liều thấp (2,867 lần)
Tạp chí:  Tập 5(4_5) - Số 28+29/2015; Tác giả:  Hoàng Thị Ngọc Hà, Lê Trọng Khoan
Thông báo



ISSN 1859 - 3836

TẠP CHÍ Y DƯỢC HUẾ 

HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

 Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Tâm

Địa chỉ: Tầng 4, Nhà A Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền Tp. Huế

Điện thoại: (0234) 3.826443; Email: tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Copyright © 2016 by G7VN