Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả tán sỏi điện thủy lực trong và sau mổ qua
đường hầm Kehr điều trị sỏi mật mổ lạị. Đối tượng: Gồm 108 bệnh nhân có
tiền sử phẫu thuật mở ống mật chủ lấy sỏi trên 6 tháng (sỏi mật tái
phát), chẩn đoán dựa vào lâm sàng, kết quả siêu âm. Được tiến hành phẫu
thuật mở ống mật chủ lấy sỏi kết hợp nội soi đường mật tán sỏi điện thuỷ
lực trong mổ và sau mổ qua đường hầm Kehr từ tháng 01/2005 đến tháng
5/2011 tại Bệnh viện Trung ương Huế. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu
theo phương pháp hồi cứu, tiến cứu, mô tả lâm sàng. Kết quả: 108 bệnh
nhân sỏi mật tái phát được mổ lại, tuổi trung bình là 47,2 ± 6,4 (thấp
nhất 31 tuổi, cao nhất là 78 tuổi), tỷ lệ nữ/nam = 1,77, nông thôn chiếm
tỷ lệ 63,89%, 99 bệnh nhân có tiền sử cơn đau quặn gan chiếm tỷ lệ
91,67%, tiền sử vàng da, vàng mắt 36 bệnh nhân chiếm 42,86%. 108/108
(100%) có đau quặn gan, 72/ 108 sốt, vẻ mặt nhiễm trùng chiếm tỷ lệ
66,67%, 57 bệnh nhân tắc mật có biểu hiện vàng mắt, vàng da chiếm tỷ lệ
52,78%. 21 bệnh nhân gan mấp mé dưới bờ sườn chiếm tỷ lệ 19,44%. Số
lượng bạch cầu trên 10.000/ml chiếm tỷ lệ 61,12%, Bilirubin tăng 96/108
(88,89%), 51 bệnh nhân có men gan tăng chiếm tỉ lệ 47,28%. Tai biến
trong mổ 21/108 (19,44%), biến chứng chung sau mổ 29/108 (26,8%) và
không có tử vong. Khả năng tán sạch sỏi trong mổ là 51 bệnh nhân chiếm
47,22%. Thời gian nằm viện trung bình 14 ngày. Tỷ lệ sạch sỏi sau tán
sỏi qua đường hầm Kehr là 57,89%. Tỷ lệ sạch sỏi chung toàn bộ 77,78%,
số lần tán sỏi trung bình cho mỗi bệnh nhân 2,19 lần. Kết luận: Phương
pháp tán sỏi điện thủy lực có hiệu quả cao trong điều trị sỏi mật mổ lại
với kỹ thuật đơn giản, an toàn đặc biệt đối với sỏi đường mật trong
gan.
|
Objective: To evaluate the effectiveness of electrohydraulic lithotripsy in the treatment of re-perated biliary lithiasis. Materials and Methods: Consist of 108 patients of recurrent biliary lithiasis, underwent diagnosed and re-perated by electrohydraulic lithiotripsy during open surgery or post-operative through a T-tube from january 2005 to may 2011 at Hue Central Hospital. Results: Age average 47.2 ± 6.4 (31-78), rate female/male 1.77/1. Jaundice 42.86%, hepatomegaly 19.44%, fever 66.6%, white blood cell uper 10.000/ml 61.12%, hyperbilirubinemia 88.89%, hight transaminase level 47,28%. Intraoperative complications 19.44%, common post-operative complications 26.8% and not operative mortality. Complete clearance of stones by open surgery accounted for 77.78%, the times of average electrohydraulic lithiotripsy for a patient is 2.19 times. Conclusion: Electrohydraulic lithotripsy in the the treatment of re-perated biliary lithiasis is highly effective and safe with less complication. |