Tổng quan: Suy thận mạn giai đoạn cuối (STMGĐC) là hậu quả nặng nề của
các bệnh ý thận mạn tính. Việc điều trị STMGĐC rất khó khăn và tốn kém.
Chất lượng cuộc sống ở các bệnh nhân này thường thấp. Mục tiêu nghiên
cứu: 1. Nghiên cứu chất lượng sống bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối
bằng bộ câu hỏi SF-36. 2. Đánh giá mối tương quan giữa chất lượng sống ở
bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối với đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và chỉ số Kt/V. Đối tượng – Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang. 157
bệnh nhân STMGĐC thuộc 3 nhóm: đang được điều trị bảo tồn, lọc máu chu
kỳ bằng thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc liên tục ngoại trú tại Khoa
Nội Thận – Cơ Xương Khớp và Khoa Thận nhân tạo – Bệnh viện Trung ương
Huế.Đánh giá chất lượng sống bằng bảng câu hỏi SF-36, phiên bản 2.0
tiếng Việt. Kết quả: 1. Bệnh nhân STMGĐC có điểm số chất lượng sống ở
mức trung bình (sức khỏe thể chất là 46,75 ± 15,34, sức khỏe tinh thần
là 47,5 ± 14,66, sức khỏe chung 49,06 ± 14,61). Nhóm điều trị bảo tồn có
chất lượng sống kém (sức khỏe thể chất 32,5 ± 15,9, sức khỏe tinh thần
29,67 ± 15,29, sức khỏe chung 32,35 ± 15,52); nhóm thẩm phân phúc mạc có
điểm số chất lượng sống trung bình (sức khỏe thể chất là 59,75 ± 10,91,
sức khỏe tinh thần là 54,43 ± 7,97, sức khỏe chung 59,21 ± 8,82); Nhóm
thận nhân tạo có điểm số chất lượng sống trung bình (sức khỏe thể chất
là 51,62 ± 11,94, sức khỏe tinh thần là 54,9 ± 10,31, sức khỏe chung
55,2 ± 10,49). 2. Ở nhóm điều trị bảo tồn: chỉ số SF-36 tương quan
nghịch với Ure máu, Creatinin máu, liều erythropoietin, tương quan thuận
với Hb máu, HCO3-. Ở nhóm TNT, chỉ số SF-36 tương quan nghịch với chỉ
số huyết áp, Ure máu, creatinin máu, tương quan thuận với Hb máu,
Albumin máu và chỉ số Kt/V. Ở nhóm thẩm phân phúc mạc, SF-36 tương quan
nghịch với Ure, Creatinin máu và tương quan thuận với Hb máu. Kết luận:
Chất lượng cuộc sống bằng thang điểm SF-36 ở các bệnh nhân STMGĐC ở mức
trung bình và chỉ số SF-36 có tương quan nghịch với nồng độ Ure,
Creatinin máu.
|
Background: ESRD is severe result from chronic renal diseases. Treatment of ESRDs is still difficult and expensive. Quality of life of these patients is low. Aims: 1. Study quality of life in patients with ESRD by SF-36 questionaire. 2. Estimate the relationship between SF-36 score and clinical, paraclinical features, Kt/V in the patients with ESRD. Patients-Method: cross-sectional study design. 157 ESRD patients in Department of Nephrology and Rheumatology and Department of Hemodialysis – Hue Central Hospital devided into three groups: conservative treatment (CT), hemodialysis (HD) and CAPD. Study quality of life by using SF-36 questionnaire, version 2.0, Vietnamese. Results: 1. Patients with ESRD have average SF-36 score (physical health: 46.75 ± 15.34; mental health: 47.5 ± 14.66; general health: 49.06 ± 14.61). Conservative group has low SF-36 score (physical health: 32.5 ± 15.9; mental health: 29.67 ± 15.29; general health: 32.35 ± 15.52); CAPD group has average SF-36 score (physical health: 59.75 ± 10.91; mental health: 54.43 ± 7.97; general health: 59.21 ± 8.82); HD group has average SF-36 score (physical health: 51.62 ± 11.94; mental health: 54.9 ± 10.31; general health: 55.2 ± 10.49). 2. In conservative health: SF-36 score has negative correlation with serum BUN, creatininemia, dose of erythropoietin, has positive correlation with Hb, HCO3-. In HD group, there are negative correlations between SF-36 score and blood pressure, BUN, creatininemia, positive correlation with Hb, Albuminemia and Kt/V. In CAPD group, negative correlation between SF-36 score and BUN, creatininemia, positive correlation with Hb. Conclusion: Quality of life by SF-36 score in patients with ESRD is at average level and there is negative correlation between SF-36 score and BUN, creatininemia. |