Mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ bệnh nhân cao tuổi lọc máu định kỳ có rối loạn Phosphate và PTH. 2. So sánh các đặc điểm lâm sàng và biến chứng của bệnh nhân lọc máu có cường phó giáp và ở bệnh nhân chưa có biến chứng này. 3. So sánh tỷ lệ biến chứng cường phó giáp của bệnh nhân được lọc máu bằng màng lọc high – flux và màng low-flux. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 53 bệnh nhân (BN) cao tuổi STMGĐC lọc máu định kỳ tại Khoa Thận – Lọc máu Bệnh viện Thống Nhất, Tp Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu: 9/2009 - 3/2010. Tiêu chuẩn chọn bệnh: BN ≥ 60 tuổi chẩn đoán STMGĐC lọc máu định kỳ ngoại trú ≥ 6 tháng; tuân thủ đầy đủ điều trị CPG khi có chỉ định; tuân thủ chương trình lọc máu và được theo dõi đầy đủ; đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp: tiền cứu, cắt ngang. Xử lý số liệu thống kê: Dựa theo các thuật toán thống kê y học thông thường với phần mềm SPSS 13.0. Kết quả: Tỷ lệ BN cao tuổi lọc máu định kỳ có phosphat ở trong giới hạn bình thường, tăng nhẹ, tăng vừa và tăng cao lần lượt là 20,8%; 15,1%; 28,3% và 35,8%. Tỷ lệ BN cao tuổi lọc máu định kỳ có PTH trong giới hạn bình thường và đủ tiêu chuẩn chẩn đoán cường phó giáp (CPG: PTH trước lọc ≥ 250pg/ml) là 13,4% và 26,4% theo thứ tự tương ứng. Huyết áp tâm thu và tâm trương (mmHg) ở BN có CPG so với ở BN không có CPG lần lượt là 144,64±12,32 so với 142,82±15,89 (p>0,05) và 76,07±6,56 so với 76,67±5,77 (p>0,05). Tỷ lệ BN có ngứa ở nhóm CPG so với nhóm không CPG là 52,86% so với 38,46% (p>0,05). Nồng Hb (g/dl) ở BN CPG so với ở BN không CPG là 10,76±2,93 so với 10,89±1,28 (p>0,05). Cholesterol toàn phần và triglyceride (mmol/L) ở BN CPG so với ở BN không CPG lần lượt là 4,86±0,89 so với 4,78±1,00 (p>0,05) và 2,11±0,91 so với 2,08±1,31 (p>0,05). Tỷ lệ CPG ở BN lọc máu bằng màng high-flux so với màng low-flux là 10% so với 36,36% (p<0,05). Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân cao tuổi lọc máu định kỳ có rối loạn Phosphate và PTH, lần lượt là 79,2% và 86,8%. Trong đó có 26,4% bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán cường phó giáp (PTH trước lọc ≥ 250pg/ml). Các đặc điểm lâm sàng như huyết áp, ngứa, thiếu máu và rối loạn lipid máu ở bệnh nhân lọc máu có cường phó giáp không khác biệt so với ở các bệnh nhân chưa có biến chứng này. Tỷ lệ cường phó giáp ở bệnh nhân được lọc máu bằng màng lọc high-flux thấp hơn so với bệnh nhân lọc máu bằng màng low – flux.
|
Objectives: 1. To identify the prevalence of the elderly chronic hemodialysis patients with dysturbances of Phosphate and PTH. 2. To compare the clinical manifestations and complications of the patients with hyperparathyroidism versus the patients with non-hyperparathyroidism. 3. To compare dysturbances P, PTH in patients dialyzed by high – flux dialyzer versus low-flux. Materials and method: Patients: 53 elderly chronic hemodialysis patients in department of Nephrology and Dialysis, Thong Nhat Hospital. The period of study was Sept 2009 to Sept 2010. The criteria inclusion was patients over 60 years of old, chronic hemodialysis more than 6 months, followed strictly medical treatment of hyperparathyroidism and followed closely prescriptions of hemodialysis. Method: prospective and cross-sectional study. Statistical analysis: SPSS 13.0. Results: The prevalence of elderly chronic hemodialysis with serum phosphate in normal range, mild, moderate and severe increase was 20.8%; 15.1%; 28.3% and 35.8% respectively. The prevalence of those with serum PTH in normal range and hyperparathyroidism was 13.4% and 26.4% respectively. Systolic and diastolic blood pressure in patients with hyperparathyroidism vs non hyperparathyroidism were 144.64±12.32 vs 142.82±15.89 (p>0.05) and 76.07±6.56 vs 76.67±5.77 (p>0.05). The prevalence of those with uremia itching in hyperparathyroidism group vs non hyperparathyroidism was 52.86% vs 38.46% (p>0.05). Hb (g/dl) in patients with hyperparathyroidism vs non hyperparathyroidism was 10.76±2.93 vs 10.89±1.28 (p>0.05). Total cholesterol and triglyceride (mmol/L) in those with hyperparathyroidism vs non hyperparathyroidism were 4.86±0.89 vs 4.78±1.00 (p>0.05) and 2.11±0.91 vs 2.08±1.31 (p>0.05). The prevalence of hyperparathyroiddism in patients dialysed by high-flux dialyzer was 10% vs 36.36% in those dialysed by low-flux dialyzer (p<0.05). Conclusions: The prevalence of the elderly chronic hemodialysis patients with dysturbances of Phosphate and PTH was 79.2% and 86.8% respectivelly. In those, 26.4% patients diagnosed hyperparathyroidism (PTH pre HD ≥ 250pg/ml). The differences of clinical manifestations such as blood pressure, itching, anemia and lipid disorders in patients with hyperparathyroidism versus non – hyperparathyroidism were not recorded. The study also shows that lower rate of hyperparathyroidism in the patients dialysed by high-flux dialyzer versus in those dialyzed by low – flux dialyzer.
|