Trang chủ
Giới thiệu
Thống kê
Nội dung
Hướng dẫn
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký

NỘI DUNG BÀI BÁO

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THỐNG KINH VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA SINH VIÊN NỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC, ĐẠI HỌC HUẾ
CHARACTERISTICS CLINICAL OF DYSMENORRHEA AND THE NEED FOR TREATMENT WITH TRADITIONAL MEDICINE OF FEMALE STUDENTS OF HUE UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY
 Tác giả: Đoàn Văn Minh, Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Quang Tâm, Lê Thị Minh Thảo, Trần Nhật Minh
Đăng tại: Tập 11 (01); Trang: 79
Tóm tắt bằng tiếng Việt:

Đặt vấn đề: Thống kinh được hiểu là người phụ nữ bị đau khi hành kinh. Thống kinh thường biểu hiện với các triệu chứng như đau bụng, đau lưng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt,… nó không chỉ gây đau đớn về mặt thể chất cho người bệnh, tốn kém chi phí điều trị mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm thống kinh và nhu cầu điều trị bằng Y học cổ truyền của sinh viên nữ trường Đại học Y dược Huế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 409 sinh viên nữ hệ chính quy thuộc 8 ngành học của trường Đại học Y Dược Huế. Sinh viên được hướng dẫn và điền vào bộ câu hỏi soạn sẵn, sử dụng Thang điểm hồi cứu triệu chứng RSS – Cox để đánh giá các triệu chứng liên quan đến kinh nguyệt, sử dụng thang điểm đánh giá mức độ mức độ đau VAS để đánh giá mức độ đau.

Kết quả: Tỷ lệ thống kinh ở sinh viên nữ trường đại học Y Dược Huế là 88,8%. Mức độ đau vừa (theo VAS) chiếm 51,8%, đau nhẹ 30,3% và đau nặng 17,9%. Điểm trung bình RSS-Cox1 là 16,7±10,6 và RSS-Cox 2 là 13,0±9,5. Theo y học cổ truyền, thực chứng chiếm 65,3%, hư chứng 47,9%, nhiệt chứng 3,0% và hàn chứng 51,8%. Về thể lâm sàng, thể hàn thấp ngưng trệ chiếm 38,3%, khí trệ huyết ứ 30,9%, khí huyết lưỡng hư 18,7% và can thận hư 10,5%. Tỷ lệ sinh viên có nhu cầu điều trị bằng y học cổ truyền là 14,9%, xoa bóp bấm huyệt và cứu là hai phương pháp có nhu cầu điều trị cao nhất.

Kết luận: Tỷ lệ thống kinh ở sinh viên nữ hệ chính quy trường Đại học Y Dược Huế ở mức cao, phần lớn có mức độ đau vừa, các triệu chứng liên quan đến kinh nguyệt có tần suất xuất hiện nhiều với mức độ khá nặng nề. Theo y học cổ truyền, đa số có biểu hiện của thực chứng và hàn chứng tương ứng với thể hàn thấp ngưng trệ và khí trệ huyết ứ chiếm tỷ lệ cao hơn so với các thể còn lại. Nhu cầu điều trị thống kinh bằng y học cổ truyền tương đối thấp, đa số có nhu cầu điều trị bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt và cứu.

Từ khóa:Thống kinh, nhu cầu điều trị, sinh viên nữ, trường đại học y dược Huế
Abstract:

Background: Dysmenorrhea is understood as a woman suffering from menstrual pain. Dysmenorrhea is often manifested with symptoms such as abdominal pain, back pain, vomiting, nausea, diarrhea, dizziness,... it not only causes physical pain for the patient, expensive treatment, but also greatly affects the quality of life.

Objective: To stduy characteristics of dysmenorrhea and the need for treatment with traditional medicine of female students of Hue university of medicine and pharmacy.

Materials and method: A crosssectional descriptive study was conducted in 409 female students from 8 academic majors at Hue University of Medicine and Pharmacy. Students were instructed and completed a self-administered questionnaire, using the Cox Retrospective Symptom Scale (RSS –Cox) to assess menstrual symptoms, using the VAS pain severity scale to assess the level of pain.

Result: The rate of dysmenorrhea among female students of Hue University of Medicine and Pharmacy was 88.8%. Moderate pain (according to VAS) accounts for 51.8%, mild pain 30.3% and severe pain 17.9%. The average RSS-Cox1 score was 16.7 ± 10.6 and the RSS-Cox 2 score was 13.0 ± 9.5. According to traditional medicine, Excess accounts for 65.3%, Deficiency 47.9%, Heat 3.0% and Cold 51.8%. In clinical type, the pattern of stagnation of cold-dampness accounts for 38.3%, stagnation of Qi and blood stasis 30.9%, deficiency of Qi and blood 18.7% deficiency of the liver and kidney 10.5%. The proportion of students who need for treatment with traditional medicine is 14.9%, acupress massage and moxibustion are the two methods with the highest demand for treatment.

Conclusion: The rate of dysmenorrhea among female students at Hue University of Medicine and Pharmacy is high, most of them have moderate pain, and menstrual-related symptoms appear more often with quite severe levels. According to traditional medicine, most of them have the manifestations of Excess and Cold, corresponding to stagnation of cold-dampness and stagnation of Qi and blood stasis are higher than the others. Demand for treatment of dysmenorrhea with traditional medicine is relatively low, most of them need treatment with acupress massage and moxibustion methods.

Key words: dysmenorrhea, the need for treatment, female students, Hue university of medicine and pharmacy

CÁC BÀI BÁO TRONG TẬP 11 (01)

TTTiêu đềLượt xemTrang
1VAI TRÒ CỦA CÁC KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH TRONG HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY
Tác giả:  Võ Như Quỳnh, Nguyễn Thanh Thảo
11937
2CẬP NHẬT HỘI CHỨNG TRUYỀN MÁU CHO NHẬN VÀ THIẾU MÁU - ĐA HỒNG CẦU TRONG SONG THAI: TIẾP CẬN SÀNG LỌC, DỊCH TỄ, SINH LÝ BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN
Tác giả:  Trương Thị Linh Giang
79516
3NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG BỆNH TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ TỪ 2 THÁNG ĐẾN 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Tác giả:  Phạm Võ Phương Thảo
186424
4NGHIÊN CỨU THANG ĐIỂM DECAF TRONG TIÊN LƯỢNG TỬ VONG NỘI VIỆN CỦA ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Tác giả:  Văn Thị Minh An, Lê Văn Bàng
95630
5HIỆU QUẢ CỦA NẸP VÍT CỘT SỐNG CỔ TRONG PHẪU THUẬT LẤY NHÂN ĐỆM VÀ HÀN XƯƠNG CỘT SỐNG CỔ LỐI TRƯỚC MỘT TẦNG
Tác giả:  Trần Đức Duy Trí, Nguyễn Thanh Minh, Trương Văn Trí
86535
6SO SÁNH VI KẼ PHỤC HỒI XOANG V BẰNG CEMENT THỦY TINH VÀ COMPOSITE KẾT HỢP VẬT LIỆU BẢO VỆ MIẾNG TRÁM
Tác giả:  Nguyễn Thị Thùy Dương, Lê Thị Hoài Phương
86344
7XÁC ĐỊNH ĐỘT BIẾN GENE BETA-GLOBIN Ở BỆNH NHÂN BETA-THALASSEMIA BẰNG KỸ THUẬT MARMS-PCR
Tác giả:  Lê Phan Tưởng Quỳnh, Hà Thị Minh Thi, Lê Phan Minh Triết, Lê Tuấn Linh, Andrea Angius
86652
8NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, SINH HỌC VÀ SIÊU ÂM NỘI SOI Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ TUỴ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Tác giả:  Trịnh Phạm Mỹ Lệ, Hồ Đăng Quý Dũng, Trần Văn Huy
83160
9ĐÁP ỨNG SINH HÓA, VI-RÚT Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN C MẠN KIỂU GEN 1,6 ĐIỀU TRỊ VỚI LEDIPASVIR PHỐI HỢP VỚI SOFOSBUVIR
Tác giả:  Trần Văn Huy, Trần Nguyễn Ái Thanh
75966
10NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN TỬ MOTIF EPIYA GENE CAGA CỦA VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI Ở BỆNH NHÂN BỆNH LÝ DẠ DÀY – TÁ TRÀNG
Tác giả:  Hà Thị Minh Thi, Huỳnh Vũ Việt Khánh, Nguyễn Thị Mai Ngân, Trần Văn Huy, Đặng Công Thuận
87672
11KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THỐNG KINH VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN CỦA SINH VIÊN NỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC, ĐẠI HỌC HUẾ
Tác giả:  Đoàn Văn Minh, Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Quang Tâm, Lê Thị Minh Thảo, Trần Nhật Minh
134379
12NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ U TUYẾN NƯỚC BỌT
Tác giả:  Hoàng Minh Phương, Nguyễn Hồng Lợi, Trần Tấn Tài, Tô Thị Lợi, Nguyễn Văn Minh, Võ Trần Nhã Trang
109587
13NGHIÊN CỨU CÁC NGUY CƠ TIM MẠCH VÀ NỒNG ĐỘ NT-PROBNP HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN TIỀN SẢN GIẬT
Tác giả:  Nguyễn Văn Trí, Hoàng Bùi Bảo, Huỳnh Văn Minh
79497
14ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG HỌC CỦA TINH TRÙNG TRONG MẪU TINH DỊCH CỦA NGƯỜI CHỒNG Ở NHỮNG CẶP VỢ CHỒNG VÔ SINH
Tác giả:  Nguyễn Thị Hiệp Tuyết, Bùi Thanh Thủy, Phạm Minh Huệ, Hoàng Ngọc Hằng
916105

Bài quan tâm nhiều nhất
[1] Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng thông số TAPSE (6,986 lần)
Tạp chí:  Tập 1(5) - Số 5/2011; Tác giả:  Nguyễn Liên Nhựt, Nguyễn Anh Vũ
[2] Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (6,087 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng
[3] Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên (5,403 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (04); Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng
[4] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (3,328 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Hoàng Trọng Ái Quốc, Tôn Thất Hoàng Quí, Võ Đăng Trí, Hoàng Thị Kim Trâm, Châu Thị Thanh Nga
[5] Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng (3,272 lần)
Tạp chí:  Tập 4(3) - Số 21/2014; Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
[6] Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (3,219 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (03); Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thăng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều
[7] Nghiên cứu kỹ thuật gây mê nội khí quản một nòng trong phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi (3,094 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Hồ Khả Cảnh, Nguyễn Văn Minh
[8] Giá trị tiên lượng của chỉ số MELD ở bệnh nhân xơ gan Child Pugh C (2,902 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (05) ; Tác giả:  Võ Thị Minh Đức, Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng
[9] NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM ISS (2,864 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Vũ Duy, Lâm Việt Trung
[10] Khảo sát vai trò của thang điểm moca trong tầm soát sa sút trí tuệ do mạch máu ở bệnh nhân tai biến mạch máu não giai đoạn bán cấp (2,815 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Nguyễn Đình Toàn
Thông báo



ISSN 1859 - 3836

TẠP CHÍ Y DƯỢC HUẾ 

HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

 Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Tâm

Địa chỉ: Tầng 4, Nhà A Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền Tp. Huế

Điện thoại: (0234) 3.826443; Email: tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Copyright © 2016 by G7VN