Đặt vấn đề: Sự ra đời nhóm thuốc DAAs thế hệ mới là một cuộc cách mạng trong điều trị viêm gan vi-rút C (VGC), mở ra triển vọng loại bỏ HCV trong tương lai. Tại Việt Nam, các nhóm thuốc kết hợp NS5A/NS5B được lưu hành chính thức, có rất ít nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị và khả năng dung nạp của các thuốc này ở đối tượng viêm gan vi-rút C. Mặt khác, trên thế giới cũng có rất ít dữ liệu về nhóm bệnh nhân mang kiểu gen 1, 6. Mục tiêu: Khảo sát đáp ứng sinh hóa và vi-rút ở các bệnh nhân viêm gan vi-rút C mạn kiểu gen 1, 6 điều trị với ledipasvir phối hợp với sofosbuvir (LDV/SOF). Phương pháp: nghiên cứu mô tả tiến cứu thực hiện trên 48 bệnh nhân có chẩn đoán VGC mạn và/hoặc xơ gan còn bù kiểu gen 1 hoặc 6 được điều trị 12 tuần với sofosbuvir 400mg phối hợp ledipasvir 90mg tại phòng khám Khoa Nội tổng hợp, bệnh viện Quận Thủ Đức. Kết quả: ALT giảm từ 72,3 ± 31,9U/L xuống 29,4 ± 9,3 U/L, AST giảm từ 72,9 ± 40,3U/L giảm xuống 35,2 ± 23,5 U/L sau 48 tuần điều trị. Albumin và Bilirubin duy trì 3,64 ± 0,61 g/dL và 0,69 ± 0,26 g/dL. Tiểu cầu tăng từ 145,0 ± 36,3 lên 173,9 ± 36,7 sau 48 tuần điều trị. Tỷ lệ HCV RNA dưới ngưỡng tại thời điểm 4 tuần sau điều trị đạt 93,3 % và đạt 95,5 % đạt SVR12. Tỷ lệ xảy ra tác dụng phụ do thuốc là 18,7 %, đa số là các triệu chứng nhẹ, thoáng qua như mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy hoặc chán ăn… Kết luận: LDV/SOF là phương pháp điều trị không có interferon hiệu quả, cải thiện về mặt sinh hóa và vi sinh tốt. Liệu pháp LDV/SOF có tính an toàn, ít tác dụng phụ nghiêm trọng do thuốc. |
Background: The introduction of a new generation of direct acting antiviral agents (DAAs) is a revolution in the treatment of hepatitis C, opening the prospect of eliminating HCV in the future. In Vietnam, the combination of NS5A/NS5B drugs is officially circulated, which has very few studies assessing the therapeutic efficacy and drug tolerance of these drugs in hepatitis C. On the other hand, there are also fewer data on treatment efficiency of patients with genotype 1.6 in the world. Objective: We survey clinical, biochemical and viral response in patients with hepatitis – C, genotype 1,6 treated with the combination of sofosbuvir and ledipasvir (LDV/SOF). Methods: A prospective descriptive study was performed on 48 diagnosed patients who had chronic hepatitis C and/or compensated cirrhosis genotypes 1 or 6 and they were treated for 12 weeks with the combination of sofosbuvir and ledipasvir (LDV/SOF) at Internal Medicine Department, Thu Duc District Hospital. Results: ALT decreased from 72.3 ± 31.9U/L to 29.4 ± 9.3 U/L, AST decreased from 72.9 ± 40.3U/L down to 35.2 ± 23.5 U/L after 12 months of treatment. Albumin and bilirubin maintained 3.64 ± 0.61 g/dL and 0.69 ± 0.26 g/dL. Platelets increase from 145.0 ± 36.3 to 173.9 ± 36.7 after treatment. Percentage of HCV RNA below threshold at the 4-week period later treatment achieved 93.3% and reached 95.5% achieved by SVR12. The incidence of drug side effects is 18.7%. Most are mild, transient symptoms such as fatigue, nausea, diarrhea or loss of appetite... Conclusion: LDV/SOF is an effective, improved interferonfree treatment, good biochemical and microbiological aspects. LDV/SOF therapy is safe and has little effect serious side effects due to medication. |