Đặt vấn đề: Ung thư vú là bệnh lý ác tính, có tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Sự hiểu biết sâu về ung thư vú giúp tầm soát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời, do đó sẽ làm tăng cơ hội điều trị khỏi và giảm tỷ lệ tử vong do ung thư vú. Mục tiêu: Mô tả kiến thức về ung thư vú, các yếu tố liên quan và kết quả khám siêu âm vú theo phân loại BIRADS ở phụ nữ từ 35 tuổi trở lên tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 430 phụ nữ từ 35 tuổi trở lên, sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn gồm: Thôngtin chung về tuổi, trình độ học vấn, công việc hiện tại, hoàn cảnh kinh tế, các nguồn thông tin tiếp nhận ung thư vú và tiền sử tự khám vú, sàng lọc ung thư vú; kiến thức của phụ nữ về ung thư vú và dữ liệu siêu âm vú tại cộng đồng. Kết quả: Có 28,6% phụ nữ có kiến thức đạt về bệnh ung thư vú. Trong đó, điểm kiến thức đạt của phụ nữ ở thành thị cao hơn phụ nữ ở nông thôn (33,5%; 24,0%), (p<0,05). Mô hình hồi quy đa biến logistic xác định một số yếu tố liên quan đến tham gia sàng lọc ung thư vú ở phụ nữ là mắc các bệnh vú trước đó (có với OR = 2,93; 95% CI 1,54 – 5,56; p<0,05) và kiến thức về ung thư vú (đạt với OR = 2,29; 95% CI 1,33 – 3,94; p<0,05). Có 13% phụ nữ có kết quả siêu âm BIRADS III và BIRADS IV; tỉ lệ BIRADS III, IV ở thành thị cao gấp 2,88 lần so với nông thôn (p<0,001). Mô hình hồi quy đa biến logicstic xác định một số yếu tố liên quan đến kết quả siêu âm vú ở phụ nữ là tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú (có với OR = 6,04; 95% CI 1,47 – 24,77;p=0,012) và mắc các bệnh vú trước đó (có với OR = 2,94; 95% CI 1,46 – 5,88; p=0,002). Kết luận: Kiến thức của người dân về bệnh ung thư vú còn thấp ở cả thành thị và nông thôn. Do đó, cần tăng cường các chương trình truyền thông nhằm nâng cao kiến thức của phụ nữ về ung thư vú. |
Introduction: Breast cancer is a malignant disease with the leading high morbidity and mortality rate among women. Having deep knowlege of breast cancer of breast cancer helps screening, early detection and timely treatment, which will increase the chances of treatment and reduce the death rate of breast cancer. This study aims to describe knowledge of breast cancer, related factors and BIRADS result, related BIRADS result in ultrasound on women from 35 years old at Thua Thien Hue province. Materials and method: A cross-sectional study was conducted on 430 women aged 35 and over by multi-stage sampling method, using pre-designed questionnaires including: General information about age, education, current job, economic situation, sources of information receiving breast cancer and history of breast self-examination, breast cancer screening; women’s knowledge about breast cancer and dataset of breast ultrasound images. Results: 28.6% of women had knowledge about breast cancer. In particular, the knowledge score achieved by urban women is higher than rural women (33.5%; 24.0%), (p<0.05). The logistic multivariate regression model tests some factors related to history in screening for breast cancer are have a benign tumor (OR = 2.93; 95% CI 1.54 – 5.56; p<0.05) and knowledge of breast cancer (good with OR = 2.29; 95% CI 1.33 – 3.94; p<0.05). There are 13% of women with BIRADS III and BIRADS IV ultrasound results, the rate of BIRADS III and IV in urban areas is 2.88 times higher than in rural areas (p<0.001). The logistic multivariate regression model tests some factors related to results of breast ultrasound in women are family history of breast cancer (OR = 6.04; 95% CI 1.47 – 24.77; p=0.012) and have a benign tumor (OR = 2.94; 95% CI 1.46 – 5.88; p=0.002). Conclusion: The people’s knowledge about breast cancer is low in both urban and rural areas. Developing media and communication programs to improve women’s knowledge about breast cancer. |