Trang chủ
Giới thiệu
Thống kê
Nội dung
Hướng dẫn
Liên hệ
Đăng nhập
Đăng ký

NỘI DUNG BÀI BÁO

SO SÁNH HIỆU QUẢ LÀM SẠCH CALCIUM HYDROXIDE TRONG ỐNG TỦY BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP BƠM RỬA KHÁC NHAU: NGHIÊN CỨU IN VITRO
EFFECTIVENESS OF ULTRASONIC IRRIGATION ON CALCIUM HYDROXIDE REMOVAL WITH DIFFERENT SOLUTIONS: AN IN VITRO STUDY
 Tác giả: Nguyễn Đức Quỳnh Trang, Nguyễn Thị Thùy Dương
Đăng tại: Tập 11 (05); Trang: 73
Tóm tắt bằng tiếng Việt:

Đặt vấn đề: Calcium hydroxide được sử dụng phổ biến để băng thuốc ống tuỷ. Trước khi trám bít ống tuỷ, calcium hydroxide cần được loại bỏ vì lượng calcium hydroxide còn sót lại có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị nội nha. Để làm sạch ống tủy, có nhiều phương pháp bơm rửa được sử dụng. Ngày nay, dụng cụ siêu âm ra đời cũng góp phần làm tăng hiệu quả của các phương pháp bơm rửa. Do đó, nghiên cứu này thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả làm sạch calcium hydroxide trong ống tủy của các phương pháp bơm rửa khác nhau có và không kết hợp siêu âm.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu in vitro thực hiện trên 60 răng cối nhỏ hàm dưới đã nhổ. Răng được sửa soạn và băng thuốc với calcium hydroxide. Sáu nhóm (n=10 răng/ nhóm) được bơm rửa loại bỏ calcium hydroxide bằng các phương pháp khác nhau. Nhóm I, II, III bơm rửa theo phương pháp thông thường, lần lượt với các dung dịch NaOCl 2,5%, EDTA 17%, citric acid 10%. Nhóm IV, V, VI bơm rửa lần lượt với các dung dịch tương tự có kết hợp kích hoạt siêu âm. Phần chân răng được cắt dọc theo chiều ngoài trong để quan sát bằng kính hiển vi soi nổi và đánh giá điểm số lượng calcium hydroxide còn lại trên thành ống tủy.

Kết quả: Dung dịch NaOCl 2,5% có trung bình điểm số lượng calcium hydroxide còn lại cao hơn so với dung dịch EDTA 17% và citric acid 10% (p<0,05). Đối với từng loại dung dịch, phương pháp bơm rửa có kích hoạt siêu âm có trung bình điểm số lượng calcium hydroxide còn lại thấp hơn phương pháp không sử dụng siêu âm (p<0,05).

Kết luận: Không có phương pháp bơm rửa nào loại bỏ hoàn toàn calcium hydroxide trên thành ống tủy. Phương pháp bơm rửa siêu âm cho hiệu quả làm sạch calcium hydroxide cao hơn so với phương pháp bơm rửa bằng xy-ranh và kim nội nha.

Từ khóa:calcium hydroxide, dung dịch bơm rửa, bơm rửa siêu âm
Abstract:

Background: Calcium hydroxide has been widely used in endodontics as an intracanal medicament. Before obturation, calcium hydroxide, an intracanal medicament should be completely removed from the root canal system sinceresidual calcium hydroxide might adversely affect the outcome of endodontic treatment results. Various irrigation techniques to remove this intracanal medicament have developed. The aim of this in vitro study was to evaluate the effectiveness in removing calcium hydroxide from the root canal, with or without using ultrasonic activation.

Materials and methods: Sixty extracted single-rooted mandibular premolar were instrumented using ProTaper rotary instruments, filled with calcium hydroxide and divided into six groups (n=10/group). Subsequently, calcium hydroxide was removed by six different protocols. Group I, II, II were flushed using 2.5% NaOCl, 17% EDTA, 10% citric acid, respectively. Group IV, V, VI were flushed using the same irrigants respectively with ultrasonic activation. Finally, the roots were grooved longitudinally and split in two halves. Selected half of each tooth was observed under a stereomicroscope at 30x magnification to assess the residual calcium hydroxide score.

Results: NaOCl 2,5% demonstrated the significantly higher score of residual calcium hydroxide than EDTA 17% and citric acid 10% (p<0.05). Groups combined with ultrasonic irrigation was significant lower than the others (p<0.05).

Conclusion: None of the six techniques could remove all calcium hydroxide completely. Ultrasonic irrigation was more effective in removing calcium hydroxide than syringe delivery.

Key words: calcium hydroxide, irrigation solution, ultrasonic irrigation

CÁC BÀI BÁO TRONG TẬP 11 (05)

TTTiêu đềLượt xemTrang
1CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH LIỀU THẤP VỚI THUẬT TOÁN TÁI TẠO LẶP LẠI
Tác giả:  Hoàng Ngọc Thành, Trần Hồng Phương Dung, Trần Văn Hưng, Hoàng Văn Thuyết, Nguyễn Thanh Thảo
6107
2NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN ĐỘ HÒA TAN CỦA IBUPROFEN BẰNG HỆ PHÂN TÁN RẮN VÀ ỨNG DỤNG VÀO PELLET
Tác giả:  Lê Hoàng Hảo, Nguyễn Phi Quang, Hồ Hoàng Nhân
65016
3TÌNH HÌNH MẮC BỆNH GLÔCÔM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI TRÊN 40 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ HUẾ
Tác giả:  Trần Nguyễn Trà My, Nguyễn Minh Tâm, Phan Văn Năm
52522
4NGHIÊN CỨU CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP Ở BỆNH NHÂN ĐANG ĐIỀU TRỊ LỌC MÀNG BỤNG LIÊN TỤC NGOẠI TRÚ
Tác giả:  Đoàn Thị Thiện Hảo, Hoàng Bùi Bảo
46727
5NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN ĐIỆN GIẢI HUYẾT THANH Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG
Tác giả:  Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyễn Thị Quỳnh Như
71634
6KẾT QUẢ NUÔI CẤY PHÔI NANG Ở CÁC TRƯỜNG HỢP VÔ SINH CÓ HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG
Tác giả:  Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Thị Thái Thanh, Cao Ngọc Thành, Lê Minh Tâm
49341
7ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ AN THẦN CỦA PROPOFOL PHỐI HỢP VỚI FENTANYL TRONG NỘI SOI ĐẠI TRÀNG
Tác giả:  Lê Văn Long, Lê Thị Lệ Hồng, Phạm Thị Minh Thư, Nguyễn Văn Minh
65547
8NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA PHÁC ĐỒ AMOXICILLIN - CLARITHROMYCIN - OMEPRAZOLE Ở TRẺ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG CÓ HELICOBACTER PYLORI DƯƠNG TÍNH
Tác giả:  Nguyễn Thị Cự, Trần Thị Hiền
56456
9KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM KIỂU HÌNH KHÁNG THUỐC KHÁNG SINH VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG VỀ GEN CỦA CÁC CHỦNG KLEBSIELLA PNEUMONIAE GÂY NHIỄM KHUẨN TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ VÀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KHÁNH HÒA
Tác giả:  Trần Thị Tuyết Ngọc, Lê Thị Lan Hương, Nguyễn Hoàng Bách, Lê Văn An
54964
10SO SÁNH HIỆU QUẢ LÀM SẠCH CALCIUM HYDROXIDE TRONG ỐNG TỦY BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP BƠM RỬA KHÁC NHAU: NGHIÊN CỨU IN VITRO
Tác giả:  Nguyễn Đức Quỳnh Trang, Nguyễn Thị Thùy Dương
45273
11THÓI QUEN SỬ DỤNG MA TÚY VÀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH CỦA BỆNH NHÂN SỬ DỤNG MA TÚY TỔNG HỢP: NGHIÊN CỨU MÔ TẢ CẮT NGANG
Tác giả:  Trần Như Minh Hằng, Võ Thị Hân, Diệp Thị Bích Trâm, Nguyễn Thị Mai Hiền
47780
12RÁCH MÀNG CỨNG TRONG PHẪU THUẬT GIẢI ÉP THẦN KINH VÙNG THẮT LƯNG: TỶ LỆ MẮC, VỊ TRÍ, XỬ TRÍ VÀ KẾT QUẢ
Tác giả:  Trần Đức Duy Trí, Nguyễn Thanh Minh, Trương Văn Trí
51588
13NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA THIẾU VITAMIN D VỚI BÉO BỤNG VÀ KHÁNG INSULIN TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TẠI HUẾ - VIỆT NAM
Tác giả:  Trần Hữu Thanh Tùng, Trần Hữu Dàng, Hoàng Bùi Bảo
47894
14ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT GÃY PHỨC HỢP HÀM - GÒ MÁ THEO ĐƯỜNG RẠCH TRÁN - THÁI DƯƠNG
Tác giả:  Nguyễn Thị Anh Phương, Trần Tấn Tài, Huỳnh Văn Dương
50999
15TỶ LỆ GIẢM MẬT ĐỘ XƯƠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
Tác giả:  Nguyễn Linh Giang, Trác Hoài Hải, Trương Hữu Hùng, Nguyễn Hoàng Thanh Vân
562106
16ĐẶC ĐIỂM PHÂN MẢNH DNA TINH TRÙNG VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI THÔNG SỐ TINH DỊCH ĐỒ
Tác giả:  Nguyễn Thị Hiệp Tuyết, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Thị Thái Thanh, Đặng Thị Hồng Nhạn, Đặng Công Thuận, Lê Minh Tâm
517112
17KHẢO SÁT CÁC HỘI CHỨNG TẠNG PHỦ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÊN BỆNH NHÂN THOÁI HÓA KHỚP TẠI KHOA NỘI, BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ VÀ BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Tác giả:  Đoàn Văn Minh, Lê Thị Hoài Sương, Trần Nhật Minh
474119
18NHIỄM TRÙNG CỔ SÂU Ở BỆNH NHÂN ÁP-XE TUYẾN GIÁP NHIỄM KHUẨN KLEBSIELLA PNEUMONIAE TIẾT MEN ESBL: NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP HIẾM GẶP
Tác giả:  Võ Đoàn Minh Nhật, Phan Hữu Ngọc Minh
471127
19ỨNG DỤNG KỸ THUẬT XÂM NHẬP TỐI THIỂU NỘI SOI HÚT ÁP LỰC ÂM ĐIỀU TRỊ DÒ MIỆNG NỐI THỰC QUẢN: NHÂN TRƯỜNG HỢP ĐẦU TIÊN TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
Tác giả:  Phạm Anh Vũ, Đoàn Phước Vựng, Nguyễn Minh Thảo, Vĩnh Khánh
575131

Bài quan tâm nhiều nhất
[1] Đánh giá chức năng tâm thu thất phải bằng thông số TAPSE (7,605 lần)
Tạp chí:  Tập 1(5) - Số 5/2011; Tác giả:  Nguyễn Liên Nhựt, Nguyễn Anh Vũ
[2] Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tăng huyết áp tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế (6,427 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Thái Khoa Bảo Châu, Võ Thị Hồng Phượng
[3] Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên (6,313 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (04); Tác giả:  Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Thị Thuý Hằng
[4] NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ (3,793 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Hoàng Trọng Ái Quốc, Tôn Thất Hoàng Quí, Võ Đăng Trí, Hoàng Thị Kim Trâm, Châu Thị Thanh Nga
[5] Lung-rads và cập nhật về chẩn đoán nốt mờ phổi bằng cắt lớp vi tính ngực liều thấp (3,758 lần)
Tạp chí:  Tập 5(4_5) - Số 28+29/2015; Tác giả:  Hoàng Thị Ngọc Hà, Lê Trọng Khoan
[6] Stress và các yếu tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Huế (3,549 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (03); Tác giả:  Đoàn Vương Diễm Khánh, Lê Đình Dương, Phạm Tuyên, Trần Bình Thăng, Bùi Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Trà My Nguyễn Thị Yên, Bùi Đức Hà, Nguyễn Hữu Hùng, Nguyễn Văn Kiều
[7] Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng (3,481 lần)
Tạp chí:  Tập 4(3) - Số 21/2014; Tác giả:   Hoàng Phương Thủy, Hoàng Trọng Thảng
[8] Nghiên cứu kỹ thuật gây mê nội khí quản một nòng trong phẫu thuật cắt hạch giao cảm ngực nội soi (3,316 lần)
Tạp chí:  Tập 6 (02) - Số 32/2016; Tác giả:  Trần Thị Thu Lành, Hồ Khả Cảnh, Nguyễn Văn Minh
[9] NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIÊN LƯỢNG CỦA BỆNH NHÂN ĐA CHẤN THƯƠNG BẰNG THANG ĐIỂM ISS (3,141 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (02) ; Tác giả:  Vũ Duy, Lâm Việt Trung
[10] Giá trị tiên lượng của chỉ số MELD ở bệnh nhân xơ gan Child Pugh C (3,139 lần)
Tạp chí:  Tập 7 (05) ; Tác giả:  Võ Thị Minh Đức, Trần Văn Huy, Hoàng Trọng Thảng
ISSN 1859 - 3836

TẠP CHÍ Y DƯỢC HUẾ 

HUE JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY

 

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế

 Tổng Biên tập: Nguyễn Minh Tâm

Địa chỉ: Tầng 4, Nhà A Trường Đại học Y Dược Huế, số 06 Ngô Quyền Tp. Huế

Điện thoại: (0234) 3.826443; Email: tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Copyright © 2016 by G7VN