Trang chủ

/

Bài báo

Tạp chí Y Dược học - Số 2/2011 năm 2011

So sánh giá trị tỷ lệ mỡ cơ thể (BFP) và mức mỡ nội tạng (VFL) với BMI, vòng bụng và một yếu tố nguy cơ tim mạch-chuyển hóa 

Nguyễn Hải Quý Trâm, Hoàng Khánh Hằng

2011 - Số 2/2011, trang 131

DOI: 10.34071/jmp.2011.2.18

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát giá trị của chỉ số TLMCT và MMNT trong đánh giá nguy cơ tim mạch trong cộng đồng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 2530 đối tượng (1161 nam và 1369 nữ) từ 15 tuổi, được đánh giá BMI,VB và đo chỉ số TLMCT và MMNT bằng máy qua 2 nghiên cứu cộng đồng tại Thừa Thiên Huế trong thời gian 2007-2008. Kết quả: 1. TLMCT nam giới loại hơi cao trở lên chiếm tỷ lệ 54,2% và cao trở lên 21%. 2. Tỷ lệ nữ giới có TLMCT hơi cao trở lên là 85,28% và cao là 65,88%. 3. Tỷ lệ bệnh nhân nam có MMNT hơi cao là 16,52% và loại cao chỉ 1,22% và tỷ lệ bệnh nhân nữ có MMNT hơi cao là 8,21% và mức cao là 0,52%. 4. Nhóm bệnh nhân không phân biệt nam hoặc nữ có MMNT ≥ 15 có tỷ lệ THA là 61,9%, tăng glucose máu là 66,7%, nồng  độ cholesterol nguy cơ là 76,2%, nồng độ non-HDL.C nguy cơ là 66,7% đều cao hơn so với nhóm có BMI ≥ 23. 5. Nhóm nam giới có MMNT ≥ 15 có tỷ lệ THA là 57,14%, nồng độ HDL.C nguy cơ là 21,42% cao hơn so với nhóm có VB nguy cơ, trong khi nhóm có TLMCT các tỷ lệ yếu tố nguy cơ sinh học thấp hơn so với nhóm có VB nguy cơ và MMNT ≥15. 6. Nhóm nữ giới có MMNT ≥ 15 có tỷ lệ THA là 71,42%, glucose máu ≥ 5,5 mmol/l là 100%,  nồng độ cholesterol nguy cơ là 100%, nồng độ TG nguy cơ là 71,42%, nồng độ LDL.C nguy cơ là 85,71% và non-HDL.C nguy cơ là 85,71% đều cao hơn so với nhóm nữ có VB nguy cơ, trong khi nhóm nữ có TLMCT có các tỷ lệ yếu tố nguy cơ sinh học thấp hơn so với nhóm có VB nguy cơ và MMNT ≥15. 7. MMNT mức ≥10 ở nam giới có tỷ lệ THA là 43,35%, Glucose ≥ 5,6 mmol/l là 49,75%, nồng độ TC nguy cơ là 62,06%, nồng độ TG nguy cơ là 61,57%, nồng độ  LDL.C nguy cơ là 54,18% và non-HDL.C nguy cơ là 58,03% đều bằng hoặc cao hơn so với nhóm có VB nguy cơ.trong khi TLMCT mức ≥ 20 ở nam giới có tỷ lệ các yếu tố nguy cơ đều thấp hơn nhiều so với nhóm có VB nguy cơ và MMNT ≥ 10. 8. MMNT  ≥10 ở nữ giới có tỷ lệ THA là 41,52%, Glucose ≥ 5,6 mmol/l là 57,62%, nồng độ TC nguy cơ là 62,71%, nồng độ TG nguy cơ là 55,08%, nồng độ  LDL.C nguy cơ là 62,71% và non-HDL.C nguy cơ là 59,32% đều bằng hoặc cao hơn so với nhóm có VB nguy cơ. Trong khi TLMCT ≥ 30 ở nữ giới có tỷ lệ các yếu tố nguy cơ đều thấp hơn nhiều so với nhóm có VB nguy cơ và MMNT ≥ 10. Kết luận: Chỉ số TLMCT không có giá tri nhưng chỉ số MMNT có giá trị trong dự báo nguy cơ tim mạch và trị số MMNT có thể là ≥ 10 thay vì ≥ 15 như một số khuyến cáo trước đây

Từ khoá

Toàn văn

PDF

Trích dẫn bài báo

Nguyễn Hải Quý Trâm, Hoàng Khánh Hằng. (2011). So sánh giá trị tỷ lệ mỡ cơ thể (BFP) và mức mỡ nội tạng (VFL) với BMI, vòng bụng và một yếu tố nguy cơ tim mạch-chuyển hóa . Tạp chí Y Dược học, , 131. DOI: 10.34071/jmp.2011.2.18

Trong số này

Tạp chí Y Dược học thuộc Trường Đại học Y Dược- Đại học Huế được phép hoạt động báo chí theo giấy phép số 1720/GP-BTTTT ngày 15 tháng 11 năm 2010 và được Bộ Khoa học – Công nghệ cấp mã số ISSN 1859-3836 theo Quyết định số 009/TTKHCN-ISSN ngày 22 tháng 03 năm 2011

Toà soạn

Địa chỉ
Tầng 4, nhà A, Trường ĐH Y-Dược Huế
06 Ngô Quyền, TP Huế, Việt Nam

Email

tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Phone

0234-3824663

© 2010-2023 Tạp chí Y Dược học . Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Y-Dược Huế
Giấy phép xuất bản bản in số 1720/GP-BTTTT ngày 15/11/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông