Trang chủ

/

Bài báo

Tạp chí Y Dược học - Tập 12 (04) năm 2022

Đánh giá kết quả điều trị khuyết hổng phần mềm ở ngón tay bằng vạt tại chỗ có cuống mạch liền

Hồ Mẫn Trường Phú, Phạm Trần Nhật Linh, Lê Khánh Linh, Nguyễn Đặng Huy Nhật

2022 - Tập 12 (04), trang 82

DOI: 10.34071/jmp.2022.4.10

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bàn tay, đặc biệt là ngón tay là một trong những bộ phận tinh tế nhất của hệ vận động, tham gia vào hầu hết các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, thực hiện chức năng vận động tinh vi và xúc giác tinh tế, tiếp xúc trực tiếp với môi trường lao động. Vì thế, nguy cơ tổn thương bàn ngón tay, đặc biệt tổn thương khuyết hổng vùng ngón tay là rất cao. Bên cạnh đó, các khuyết hổng sau phẫu thuật cắt bỏ sẹo xấu, sẹo co kéo và chỉnh biến dạng ngón nếu không được điều trị tốt sẽ để lại di chứng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng làm việc của bàn tay.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng được tiến hành trên 39 bệnh nhân với 41 khuyết hổng phần mềm ngón tay được tạo hình bằng các vạt cuống liền tại chỗ tại khoa Phẫu thuật tạo hình - Thẩm mỹ - Bàn tay, Bệnh viện Trung ương Huế.

Kết quả: trong 41 vạt được sử dụng: có 100% trường hợp vạt sống, đảm bảo chức năng che phủ, trong đó có 8/41 vạt bị sung huyết trong thời gian hậu phẫu, 1/41 vạt bị nhiễm trùng mép vạt, không có trường hợp nào thất bại phải tiến hành phẫu thuật che phủ bổ sung. Tất cả các trường hợp vùng cho vạt liền thương kì đầu tốt (31/41 trường hợp ghép da vùng cho vạt, 10/41 trường hợp có thể khâu đóng trực tiếp vùng cho). Kết quả theo dõi 1 tháng có 82,9% vạt đạt kết quả tốt, 17,1% vạt đạt kết quả trung bình, không có trường hợp đạt kết quả xấu và thất bại. Kết quả theo dõi 3 tháng có 87,8% đạt kết quả tốt, 12,2% đạt kết quả vừa. Tất cả bệnh nhân được khảo sát đều hài lòng về kết quả phẫu thuật.

Kết luận: Có nhiều lựa chọn vạt được sử dụng trong tạo hình che phủ khuyết hổng phần mềm ở ngón tay, cần linh hoạt khi sử dụng các vạt đối với mỗi loại khuyết hổng để mang lại kết quả tốt nhất về chức năng che phủ và thẩm mỹ.

Toàn văn

PDF

Trích dẫn bài báo

Hồ Mẫn Trường Phú, Phạm Trần Nhật Linh, Lê Khánh Linh, Nguyễn Đặng Huy Nhật. (2022). Đánh giá kết quả điều trị khuyết hổng phần mềm ở ngón tay bằng vạt tại chỗ có cuống mạch liền. Tạp chí Y Dược học, , 82. DOI: 10.34071/jmp.2022.4.10

Trong số này

Tạp chí Y Dược học thuộc Trường Đại học Y Dược- Đại học Huế được phép hoạt động báo chí theo giấy phép số 1720/GP-BTTTT ngày 15 tháng 11 năm 2010 và được Bộ Khoa học – Công nghệ cấp mã số ISSN 1859-3836 theo Quyết định số 009/TTKHCN-ISSN ngày 22 tháng 03 năm 2011

Toà soạn

Địa chỉ
Tầng 4, nhà A, Trường ĐH Y-Dược Huế
06 Ngô Quyền, TP Huế, Việt Nam

Email

tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Phone

0234-3824663

© 2010-2023 Tạp chí Y Dược học . Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Y-Dược Huế
Giấy phép xuất bản bản in số 1720/GP-BTTTT ngày 15/11/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông