Trang chủ

/

Bài báo

Tạp chí Y Dược học - Tập 12 (05) năm 2022

Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, nội soi và phân loại mô bệnh học polyp ống tiêu hóa

Nguyễn Văn Mão, Trần Nam Đông, Phan Công Bảo

2022 - Tập 12 (05), trang 81

DOI: 10.34071/jmp.2022.5.11

Tóm tắt

Mở đầu: Polyp ống tiêu hóa là bệnh thường gặp, là các tổn thương niêm mạc quá sản hoặc tân sinh lồi vào lòng ống tiêu hóa. Polyp ống tiêu hóa được coi là tiền thân của sự phát triển ung thư đặc biệt nhóm tân sinh. Vì vậy, số ca ung thư có thể giảm đi rất nhiều bằng cách phát hiện sớm và loại bỏ polyp. Triệu chứng lâm sàng của bệnh thường nghèo nàn, không rõ ràng vì vậy việc phát hiện sớm và chẩn đoán chắc chắn chủ yếu dựa vào nội soi và đặc biệt là mô bệnh học để phân loại và đánh giá tiềm năng lành tính hay ác tính của polyp.

Mục tiêu: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, nội soi polyp ống tiêu hóa. 2. Chẩn đoán và phân loại mô bệnh học polyp ông tiêu hóa, đánh giá mối tương quan một số đặc điểm nội soi với mô bệnh học.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 77 trường hợp polyp ống tiêu hóa vào điều trị có kết quả nội soi và mô bệnh học tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế từ 02/2020 đến 01/2022.

Kết quả: Polyp ống tiêu hóa thường gặp ở bệnh nhân ≥ 60 tuổi (49,4%), tỷ lệ nam/nữ là 1,4. Lý do vào viện thường gặp: đau bụng (33,8%), đi cầu ra máu (31,2%). Triệu chứng thường gặp: đau bụng 62,5%, đi cầu ra máu 35,1%. Phần lớn polyp nằm ở đại trực tràng với tỷ lệ 89,6%. Số lượng polyp trên một bệnh nhân: polyp đơn độc (66,2%), đa polyp (33,8%), không gặp bệnh đa polyp. Polyp thường có đặc điểm: không cuống (66,2%), ranh giới rõ (80,5%), bề mặt nhẵn (71,4%). Kích thước polyp < 1 cm (74%), > 2 cm rất ít, chiếm 2,6%. Kết quả mô bệnh học cho thấy polyp u tuyến và polyp quá sản hay gặp nhất, lần lượt là 46,8% và 40,3%. Mức độ loạn sản: không loạn sản (48,0%), loạn sản độ thấp chiếm (37,7%), loạn sản độ cao (14,3%). Polyp ung thư hóa chiếm tỷ lệ 5,2% (4 bệnh nhân), trong đó 2 bệnh nhân có polyp ung thư hóa tại chỗ và 2 bệnh nhân polyp ung thư hóa xâm lấn. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hình ảnh đại thể với kết quả mô bệnh học của polyp ống tiêu hóa.

Kết luận: Nội soi là phương tiện phổ biến và hiệu quả để phát hiện bệnh polyp ống tiêu hóa. Tuy nhiên bản chất tổn thương polyp đó là gì thì chưa thể khẳng định, đặc biệt các tổn thương có nguy cơ cao dẫn đến ung thư hóa. Để xác định chắc chắn thì cần sinh thiết hoặc cắt bỏ polyp làm mô bệnh học

Toàn văn

PDF

Trích dẫn bài báo

Nguyễn Văn Mão, Trần Nam Đông, Phan Công Bảo. (2022). Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, nội soi và phân loại mô bệnh học polyp ống tiêu hóa. Tạp chí Y Dược học, , 81. DOI: 10.34071/jmp.2022.5.11

Trong số này

Tạp chí Y Dược học thuộc Trường Đại học Y Dược- Đại học Huế được phép hoạt động báo chí theo giấy phép số 1720/GP-BTTTT ngày 15 tháng 11 năm 2010 và được Bộ Khoa học – Công nghệ cấp mã số ISSN 1859-3836 theo Quyết định số 009/TTKHCN-ISSN ngày 22 tháng 03 năm 2011

Toà soạn

Địa chỉ
Tầng 4, nhà A, Trường ĐH Y-Dược Huế
06 Ngô Quyền, TP Huế, Việt Nam

Email

tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Phone

0234-3824663

© 2010-2023 Tạp chí Y Dược học . Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Y-Dược Huế
Giấy phép xuất bản bản in số 1720/GP-BTTTT ngày 15/11/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông