Trang chủ

/

Bài báo

Tạp chí Y Dược học - Số 14/2013 năm 2013

Khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại bệnh viện Bình An - Kiên Giang năm 2010

Mai Nguyễn Ngọc Trác

2013 - Số 14/2013, trang 35

DOI: 10.34071/jmp.2013.2.5

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát sự phân bố của những vi khuẩn gây bệnh tại bệnh viện Bình An và sự đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn này.

Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu, mô tả cắt ngang. Dữ liệu về định danh vi khuẩn và kết quả kháng sinh đồ được thu thập tại bệnh viện Bình An từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2010.

Kết quả: 5 loài vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là E.coli (33,93%), Streptococcus spp. (23,21%), Staphylococcus aureus (14,29%), Klebsiella pneumoniae (8,93%) và Pseudomonas aeruginosa (7,14%). Các vi khuẩn E.coli đề kháng cao với các kháng sinh Ampicillin (100%), Ticarcillin (100%), Trimethoprim/Sulfamethoxazol (85%) và còn nhạy cảm cao với Imipenem (94%), Cefoperazone/Sulbactam (93%) và Piperacillin/Tazobactam (83%). Tỉ lệ đề kháng của các chủng Streptococcus spp. như sau: Oxacillin (100%), Gentamicin (77%), Amikacin (77%), Trimethoprim/Sulfamethoxazol (62%). Streptococcus spp. còn nhạy cảm với Vancomycin (100%), Imipenem (100%), Piperacillin và Cefoperazone/Sulbactam (100%). Staphylococcus aureus nhạy cảm cao đối với Vancomycin (100%) và các dạng phối hợp Betalactam/chất ức chế men Beta-lactamase. Các kháng sinh nhóm Carbapenem và các dạng phối hợp Betalactam/chất ức chế men Beta-lactamase còn hiệu quả đối với các chủng Klebsiella spp. Imipenem cũng là kháng sinh được lựa chọn trong trường hợp nhiễm Pseudomonas aeruginosa

Kết luận: Cần giám sát liên tục tình hình đề kháng kháng sinh cũng như sử dụng kháng sinh một cách hợp lý nhằm hạn chế sự gia tăng đề kháng kháng sinh.

Toàn văn

PDF

Trích dẫn bài báo

Mai Nguyễn Ngọc Trác. (2013). Khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại bệnh viện Bình An - Kiên Giang năm 2010. Tạp chí Y Dược học, , 35. DOI: 10.34071/jmp.2013.2.5

Trong số này

Tạp chí Y Dược học thuộc Trường Đại học Y Dược- Đại học Huế được phép hoạt động báo chí theo giấy phép số 1720/GP-BTTTT ngày 15 tháng 11 năm 2010 và được Bộ Khoa học – Công nghệ cấp mã số ISSN 1859-3836 theo Quyết định số 009/TTKHCN-ISSN ngày 22 tháng 03 năm 2011

Toà soạn

Địa chỉ
Tầng 4, nhà A, Trường ĐH Y-Dược Huế
06 Ngô Quyền, TP Huế, Việt Nam

Email

tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Phone

0234-3824663

© 2010-2023 Tạp chí Y Dược học . Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Y-Dược Huế
Giấy phép xuất bản bản in số 1720/GP-BTTTT ngày 15/11/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông