Trang chủ

/

Bài báo

Tạp chí Y Dược học - Số 17/2013 năm 2013

Đặc điểm bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus tại Khoa Nhi - Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định

Nguyễn Quốc Tính, Nguyễn Thị Cự

2013 - Số 17/2013, trang 50

DOI: 10.34071/jmp.2013.5.8

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tiêu chảy cấp là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong cho trẻ em ở các nước đang phát triển. Rotavirus là tác nhân quan trọng nhất gây tiêu chảy cấp và tử vong đặc biệt ở trẻ em dưới 2 tuổi. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ lâm sàng, cận lâm sàng của tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ < 5 tuổi tại Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng gồm 417 trẻ từ 2 tháng - 5 tuổi bị tiêu chảy cấp không có máu trong phân (228 trẻ Rotavirus (+) và 189 trẻ Rotavirus (-) điều trị tại Khoa Nhi BVĐK tỉnh Bình Định thời gian từ 15/3/2012 đến tháng 14/3/2013. Xét nghiệm tìm Rotavirus  trong phân bằng kỹ thuật ngưng kết. PPNC: mô tả cắt ngang. Kết quả:  Tỷ lệ tiêu chảy cấp do Rotavirus ở trẻ < 5 tuổi trong nghiên cứu là 54,7%. Tuổi mắc bệnh trung bình là 14,83 ± 9,08 tháng. Lứa tuổi mắc bệnh cao nhất là 2 - 12 tháng chiếm tỷ lệ 48,2%. Bệnh xảy ra ở tất cả các tháng trong năm. Đặc điểm lâm sàng: Nôn là triệu chứng chiếm tỷ lệ cao trong bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus 91,7%. 32,9% trẻ khởi bệnh với triệu chứng nôn. Số lần nôn trung bình/ngày của nhóm bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus 7 ± 3,57 lần, cao hơn rõ rệt so với nhóm tiêu chảy cấp không do Rotavirus (p<0,01). Số lần tiêu chảy trung bình trong ngày 10,61 ± 4,18 lần; Số ngày tiêu chảy trung bình: 6,66 ± 2,52 ngày. Trẻ càng nhỏ tuổi số lần tiêu chảy và thời gian tiêu chảy càng nhiều hơn so với nhóm trẻ lớn. Đặc điểm cận lâm sàng:  Số lượng bạch cầu trung bình ở bệnh nhân nhiễm Rotavirus trong nghiên cứu là 9,74 ±3,61 (x 109/l). 2,2% trẻ có tình trạng hạ Na+ máu. 8,8% trẻ có hạ nồng độ K+, 26,3% trẻ hạ Ca++ máu và 26,3% hạ Glucose máu. 41,7% có tinh bột trong phân (+). 8,8% có BC trong phân.  Kết luận: Rotavirus chiếm tỷ lệ 54,7% trong nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em. Bệnh hầu như xảy ra quanh năm và thường gây thành dịch vào mùa  Xuân – Hạ. Triệu chứng nổi bật của bệnh là nôn và phân tóe nước. Trẻ < 24 tháng có số lần tiêu chảy và thời gian bị tiêu chảy nhiều hơn so với lứa tuổi lớn hơn. Từ khóa: Tiêu chảy, Rotavirus 

Từ khoá

Toàn văn

PDF

Trích dẫn bài báo

Nguyễn Quốc Tính, Nguyễn Thị Cự. (2013). Đặc điểm bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus tại Khoa Nhi - Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định. Tạp chí Y Dược học, , 50. DOI: 10.34071/jmp.2013.5.8

Trong số này

Tạp chí Y Dược học thuộc Trường Đại học Y Dược- Đại học Huế được phép hoạt động báo chí theo giấy phép số 1720/GP-BTTTT ngày 15 tháng 11 năm 2010 và được Bộ Khoa học – Công nghệ cấp mã số ISSN 1859-3836 theo Quyết định số 009/TTKHCN-ISSN ngày 22 tháng 03 năm 2011

Toà soạn

Địa chỉ
Tầng 4, nhà A, Trường ĐH Y-Dược Huế
06 Ngô Quyền, TP Huế, Việt Nam

Email

tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Phone

0234-3824663

© 2010-2023 Tạp chí Y Dược học . Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Y-Dược Huế
Giấy phép xuất bản bản in số 1720/GP-BTTTT ngày 15/11/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông