Giới thiệu: Ung thư phổi là loại ung thư có tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong đứng đầu ở nam giới ở Việt Nam. Đa số bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, do đó hóa trị triệu chứng là điều trị tiêu chuẩn để kéo dài thời gian sống thêm và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. Mục đích: Đánh giá mức độ cải thiện chất lượng sống bệnh nhân ung thư phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn muộn trước và sau các chu kỳ hóa trị. Xác định các yếu tố ảnh hưởng lên chất lượng sống bệnh nhân sau hóa trị. Đối tượng và phương pháp: Gồm 65 bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn được điều trị hóa trị triệu chứng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ 1/2014-6/2016. Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả. Đánh giá chất lượng sống của bệnh nhân theo bảng EORTC QLQ-C30 và bảng chuyên biệt cho ung thư phổi EORTC QLQ-LC13. So sánh điểm chất lượng sống giữa 2 lần đánh giá bằng phép kiểm t. Để xác định mối tương quan giữa 2 yếu tố dùng phép kiểm t, ANOVA, Mann Whitney, Kruskal Wallis. Hệ số Pearson và Spearman được sử dụng để xác định độ mạnh của mối tương quan. Kết quả: Tuổi trung bình là 54,4 ± 11,3. Thang điểm sức khỏe tổng quát trước hóa trị là 47,3± 23,6, chức năng cũng như các triệu chứng liên quan đến bệnh cải thiện rõ rệt sau 2 chu kỳ hoa trị là 64,8 ± 16,0 và tương đối ổn định khi quan chu kỳ 4 là 62,2 ± 19,3. Trong khi, các độc tính rụng tóc và bệnh thần kinh ngoại vi tăng lên dần theo chu kỳ hóa trị. Các yếu tố tuổi, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo, giảm cân, PS, giải phẫu bệnh, giai đoạn, phác đồ, bệnh tiến triển, các triệu chứng liên quan đến bệnh, các độc tính điều trị ảnh hưởng lên chất lượng sống bệnh nhân sau hóa trị. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy chất lượng sống cải thiện sau hóa trị. Các yếu tố dịch tễ, lâm sàng, điều trị tác động lên chất lượng sống bệnh nhân sau hóa trị. |
Background: Lung cancer is the most common malignancies and remains the leading cause of cancer-related deaths in Viet Nam. Majority of cases present initially at late stage. Palliative chemotherapy is the standard treatment for these situations to prolong survival and improve quality of life for the patient. Purpose: To appreciate quality of life in patients in late stage non-small cell lung cancer pre-post, during palliative chemotherapy and to determine the factors affecting on post-chemotherapy quality of life. Patients and Methods: A prospective, descriptive study, eligible patients included 65 late stage non-small cell lung cancer patients from Hue University Hospital from 1/2014 to 6/2016. The EORTC QLQ-C30 and Lung cancer Questionnaire EORTC QLQ-LC13 were used to assess quality of life. T-test was used to compare quality of life score at two assessed times. T-test, ANOVA, Mann Whitney, Kruskal Wallis were used to determine the correlation between 2 factors. Pearson and Spearman Coefficient were used to measure the strength of relationship between the factors. Results: The most effected age group was 54.4 ± 11.3. The global health scale before treatment was 47.3± 23.6, the functional scales as well as disease-related symptom scales improved clearly after the 2nd cycle (64.8 ± 16.0) and were relatively stable at the 4th cycle of chemotherapy (62.2 ± 19.3). Meanwhile, the toxicities including hair loss and peripheral neuropathy rose gradually after chemotherapy cycles. Age, occupation, nationality, religion, weight loss, PS, pathology, stage of disease, chemotherapy regimen, progressive disease, disease-related symptoms and treatment-related toxicities associated post-chemotherapy quality of life. Conclusions: This study showed that there were an improvement of quality of life after chemotherapy. Epidemiologic, clinical, treatment factors had effects on post-chemotherapy quality of life. |