Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi một cổng (PTNSMC) ngày càng được áp dụng rộng rãi trong ngoại khoa và đã được ứng dụng trong khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng. Mục tiêu của đề tài này đánh giá kết quả sau 1 năm điều trị thủng ổ loét tá tràng bằng khâu lỗ thủng qua phẫu thuật nội soi một cổng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu 72 bệnh nhân thủng ổ loét tá tràng được điều trị bằng khâu lỗ thủng qua PTNSMC tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế và Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 1/2012 đến tháng 3/2016. Kết quả: Tuổi trung bình 48,8 ± 14,0 (17 - 79) tuổi. Tỷ lệ nam/nữ là 17,0. 4 bệnh nhân (5,6%) có vết mổ cũ thành bụng đều được PTNSMC thành công. Chỉ số ASA 1 chiếm 86,1%, ASA 2 chiếm 12,5%, ASA 3 chiếm 1,4%. Chỉ số Boey 0 chiếm 86,1%, Boey 1 chiếm 13,9%, không có Boey 2 và 3. Kích thước lỗ thủng trung bình 4,1 ± 2,6 (1,5-22) mm. 98,6% thủng ổ loét mặt trước hành tá tràng, 1,4% ở mặt sau. Một trường hợp (1,4%) phải đặt thêm trô-ca 5mm hỗ trợ. Một trường hợp (1,4%) chuyển sang mổ mở do thủng ổ loét ở mặt sau hành tá tràng. Thời gian nằm viện trung bình 5,7 ± 1,2 (4-12) ngày. Tỷ lệ biến chứng sau mổ 2,8%. Không có biến chứng dò chỗ khâu. Không có biến chứng thoát vị lỗ cổng vào. Không có tử vong sau mổ. Tái khám sau 2 tháng có kết quả Visick 1 chiếm 95,1%, Visick 2 chiếm 4,9%. 86,7% nội soi đã lành ổ loét. Tái khám sau 12 tháng có kết quả Visick 1 chiếm 93,5%, Visick 2 chiếm 4,3%, 01 trường hợp (2,2%) thủng ổ loét tá tràng tái phát vào tháng thứ 5. 8,9% nội soi có loét tá tràng tái phát. Kết luận: Khâu lỗ thủng ổ loét tá tràng qua phẫu thuật nội soi một cổng là phương pháp an toàn. Tỷ lệ chuyển mổ mở là 1,4%. Sau 12 tháng có 8,9% loét tái phát và 2,2% thủng ổ loét tái phát. |
Background: Single-port laparoscopic surgery (SPLS) is increasingly used in surgery and in the treatment of perforated duodenal ulcer. The aim of this study was to evaluate mid-term outcome of perforated duodenal ulcer repair using SPLS. Methods: A prospective study on 72 consecutive patients diagnosed with perforated duodenal ulcer and treated with SPLS at Hue University Hospital and Hue Central Hospital from January 2012 to Mars 2016. Results: The mean age was 48.8 ± 14.0 (17 - 79) years. Male/female ratio was 17.0. Four patients (5.6%) with history of abdominal surgery were successfully treated by pure SPLS. Patients were classified as ASA 1, ASA 2 and ASA 3 in 86.1%, 12.5%, and 1.4% of cases, respectively. Using Boey scoring system, there were 86.1% and 12.5% of cases classified as Boey 0 and Boey 1 while there were no Boey 2 and 3 cases. The average size of perforation was 4.1 ± 2.6 (1.5-22) mm. The perforation was situated on the anterior duodenal wall in 98.6% of cases and on the posterior duodenal wall in 1.4% of cases. There was one case (1.4%) in which one additional trocar was required. Conversion to open surgery was necessary in one patient (1.4%) in which the perforation was situated on the posterior duodenal wall. Average length of hospital stay was 5.7 ± 1.2 (4-12) days. Post-operative complications rate was 2.8%. There was no leakage from the repair site, no port-site hernia and no post-operative mortality. At 2-month follow-up visit, patients were classified as Visick 1 in 95.1% of cases and Visick 2 in 4.9% of cases and the duodenal ulcer was completely healed on gastroduodenoscopy in 86.7% of cases. At 12-month follow-up, patients were classified as Visick 1 in 93.5% of cases and Visick 2 in 4.3% of cases. There was one case (2.2%)diagnosed with recurrent duodenal ulcer perforation at 5 months after the repair of the first perforation. On gastroduodenoscopy, recurrent duodenal ulcer was seen in 8.9% of cases. Conclusions: SPLS is a safe method for the treatment of perforated duodenal ulcer. Conversion rate was 1.4%. Recurrent duodenal ulcer rate was 8,9% and recurrent duodenal ulcer perforation rate was 2.2% after 12-month follow-up. |