Mục tiêu: khảo sát nồng độ Cystatin C huyết thanh và mối liên quan của nó với Albumin niệu, mức lọc cầu thận ước đoán, xạ hình thận ở bệnh nhân ĐTĐ thể 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện trên 77 đối tượng không có tình trạng tiền đái tháo đường, đái tháo đường và 70 bệnh nhân đái tháo đường thể 2. Không có tình trạng ảnh hưởng đến nồng độ Cystatin C huyết thanh (rối loạn chức năng tuyến giáp, điều trị corticoid) ở cả 2 nhóm. Xét nghiệm Cystatin C huyết thanh thực hiện trên 2 nhóm. Đo xạ hình thận, albumin niệu, ước đoán MLCT bằng công thức CKD.EPI 2012 trên bệnh nhân ĐTĐ thể 2. Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả, cắt ngang, bệnh chứng. Phân tích các mối tương quan, hồi quy ROC và tính AUC cho nồng độ Cystatin C HT bằng SPSS 13.0. Kết quả: Nồng độ Cystatin C HT ở BN ĐTĐ thể 2 là 1,45±0,97cao hơn nhóm chứng 0,97±0,23 mg/L (p < 0,001). Nồng độ Cystatin C tăng dần theo mức độ Albumin niệu. Nồng độ Cystatin C HT ở nhóm albumin niệu đại lượng 2,51 ± 1,13 mg/L cao hơn ở nhóm vi lượng 1,12 ± 0,69, có ý nghĩa thống kê p < 0,05. Có mối tương quan thuận giữa MLCT ước đoán theo công thức CKD.EPI dựa vào Cystatin C HT với MLCT đo bằng xạ hình thận, r = 0,710, p 0,001. Có mối tương quan thuận giữa MLCT ước đoán theo công thức CKD.EPI dựa vào Creatinine-Cystatin C HT với MLCT đo bằng xạ hình thận, r = 0,746, p 0,001. Nồng độ Cystatin C HT ở nhóm giảm MLCT < 60 ml/phút/1.73m2 cao hơn nhóm MLCT ≥ 60 ml/phút/1.73m2 có ý nghĩa thống kê p < 0,001. Nồng độ Cystatin C HT tương quan nghịch mức độ chặt chẽ với MLCT ước đoán theo công thức CKD.EPI dựa vào Cystatin C HT, r = 0,838; p 0,001. Nồng độ Cystatin C HT tương quan nghịch mức độ chặt chẽ với MLCT đo bằng xạ hình thận, r = 0,748; p 0,001. Tại điểm cắt > 1,28 mg/L, Cystatin C HT có giá trị chẩn đoán giảm MLCT (< 60 ml/phút) bằng xạ hình thận với độ nhạy 100,0 (95%CI: 85,6 - 100,0), độ đặc hiệu 95,7 (95%CI: 85,1 -99,3), diện tích dưới đường cong ROC: 0,992. Kết luận: Nồng độ Cystatin C HT ở bệnh nhân ĐTĐ thể 2 cao hơn nhóm chứng. Nồng độ Cystatin C HT ở bệnh nhân ĐTĐ thể 2 tăng dần theo mức độ Albumin niệu. Có mối tương quan thuận giữa MLCT ước đoán dựa vào Cystatin C và MLCT xạ hình thận. Có mối tương quan nghịch giữa nồng độ Cystatin C HT với MLCT ước đoán bằng công thức CKD.EPI 2012 và MLCT xạ hình thận. |
Aims: to investigate serum Cystatin C level, correlation between serum Cystatin C levels with albuminuria, estimate glomerular filtration rate (eGFR), and renal radiography in type 2 diabetic patients. Materials and methods: We studied 77 healthy subjects without prediabetes or diabetes, and 70 type 2 diabetic patients. We excluded patients with thyroid dysfunction and those taking glucocorticoids that affect the serum Cystatin level. The serum Cystatin C level measured in 2 groups. In type 2 diabetic patients, we measured renal radiography, albuminuria, and estimated GFR using CKD.EPI 2012 formular. Descriptive and cross-sectional study. A statistical analyses of the data was performed using SPSS, Excel 2003. Receiver operating characteristics (ROC) analysis, calculated the area under the curve (AUC) for serum Cystatin C. Results: The level of serum Cystatin C in the type 2 diabetic patients was significantly higher than in the control group (1.45±0.97, 0.97±0.23 mg/L, p<0.001, respectively). The level of serum Cystatin C showed stepwise increase with albuminuria level. The serum cystatin C level in the macroalbuminuria group was significantly higher than microalbuminuria group (2,51±1,13; 1,12±0.69 mg//l, p<0.05, respectively). A positively correlation was observed between eGFR according to CKD.EPI equation based on serum Cystatin C and renal radiography (r=0.710, p<0.001). The positively correlation between eGFR according to CKD.EPI equation based on serum Creatinine-Cystatin C and renal radiography r=0.746, p<0.001). The serum Cystatin C level was significantly higher in patients with GFR < 60 ml/min/1.73m2 than those with ≥ 60 ml/min/1.73m2 (p < 0,001). Serum Cystatin C level was significantly reciprocal correlation between eGFR based on cystatin C serum (r=0.830, p<0.001) or renal radiography (r=0,748, p<0,001). The cutoff value for the identification of GFR < 60ml/min/1.73m2 was 1.28mg/l with a sensitivity of 100.0 (95% CI: 85,6-100,0) and specificity of 95.7 (95%CI:85.1-99.3). AUC was 0,992. Conclusions: The serum cystatin C level in type 2 diabetic patients was significantly higher than the control group. The serum level of Cystatin C in type 2 diabetic patients was stepwise increased with albuminuria level. There was a positive correlation between eGFR based on Cystatin C and renal radiography. A reciprocal correlation between serum Cystatin C level and eGFR calculated by CKD.EPI 2012 formular and GFR by renal radiography. |