Mục tiêu: Đề tài nhằm nghiên cứu các hình thái lâm sàng và kết quả xử trí cấp cứu bệnh nhân chảy máu mũi do chấn thương đầu mặt cổ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi thu thập được 71 bệnh nhân được chẩn đoán và xử trí cấp cứu chảy máu mũi do chấn thương đầu mặt cổ tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 4/2015 – 6/2016. Kết quả: Thời điểm có số bệnh nhân bị chảy máu mũi nhiều nhất trong ngày là ban đêm chiếm tỷ lệ 59,2%. Chảy máu mũi hai bên (72,9%) nhiều hơn chảy máu mũi một bên. Chảy máu mũi trước 70,4%, chảy máu mũi trước và sau 18,3%, chảy mũi sau 11,3%. Chảy máu mũi mức độ nhẹ 77,5%, vừa 15,5%, nặng 7,0%. Cầm máu mũi trước chiếm 70,4%, cầm máu mũi sau chiếm 25,4%, nội soi cầm máu 1,4%, tắc mạch 1,4% và thắt mạch 1,4%. Biến chứng xử trí cầm máu mũi 8,4%, trong đó sốt 5,0%, viêm loét 1,7% và dính niêm mạc 1,7%. Kết quả xử trí cầm máu tốt chiếm 91,7%, trung bình chiếm 8,3%. Thời gian điều trị trung bình là 6,33 ± 5,61 ngày (1 - 36 ngày). |
Objectives: To study clinical characteristics and treatment outcome of epistaxis in head and neck trauma. Methods: A prospective descriptive study of 71 cases of epistaxis managed at Hue Center Hospital and Hue Univesity Hospital from April 2015 to June 2016. Results: Most of bleeding times were at night (59.2%). Unilateral bleeding was seen in almost 72.9% cases. Anterior nasal bleeding was noted in majority of the patients (70.4%), anterior and posterior nasal was 18.3%, posterior nasal was 11.3%. There were three stage: mild (77.5%), moderate (15.5%), severe (7%). Anterior nasal packing (70.4%) were the most common methods, Posterior nasal packing were 25.4%, Local cauterization were 1.4%, Constriction of the blood vessels were 1.4%, Embolization procedure were 1.4%. Complication rate was 8.4% include: fever (5%), pressure necrosis (1.7%), scars (1.7%). The rate of good recovery after treatment was 91.7%, partial recovery was 8.3%. The overall mean of hospital stay was 6,33 ± 5,61 days (range 1 to 36 days). |