Đặt vấn đề: Nấm men là tác nhân gây bệnh quan trọng ở người, đặc biệt bệnh do Candida spp. là bệnh phổ biến. Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên 121 chủng nấm men phân lập được từ 103 bệnh nhân thuộc Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế và Bệnh viện Trung ương Huế từ 1/2013 - 6/2014. Mục tiêu: Định danh loài một số chủng nấm men phân lập được từ các bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm nấm nông hoặc nấm sâu. Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi áp dụng kỹ thuật khối phổ MALDI - TOF (Maldi Tof Mass: Matrix-assisted laser desorption/ionization Mass Spectrometry), kết hợp với kỹ thuật PCR và giải trình tự gen để đinh danh loài vi nấm. Kết quả: Có 121 chủng nấm phân lập được, trong đó C.albicans 43,80%, C.tropicalis 17,36%, C.parapsilosis 11,75%, C.glabrata 7,44%, C.orthopsilosis 4,96%, C.metapsilosis 0,83%, C.krusei 3,31%, C.norvegensis 0,83%, C.guilliermondii 0,83%, C.digboiensis 2,48%, C.famata 1,65%, C.blankii 0,83%, C.mesorugosa 0,83%, Geotrichum capitatum 1,65%, Trichosporon asahii 1,65%. Kết luận: Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ C.albicans, C.non albicans và các nấm men khác lần lượt là 43,80%, 47,9% và 3,3% (gồm Geotrichum capitatum và Trichosporon asahii). Trong đó một số loài Candida non albicans hiếm gặp như: C. orthopsilosis, C.metapsilosis, C.norvegensis, C.digboiensis, C.blankii, C.mesorugosa. |
Background: Yeasts are important opportunistic pathogen in human, in which Candida spp. are the most common causative agents. This study was carried out on 121 yeast strains collected from 103 patients in Hue University Hospital and Hue Central Hospital from January 2013 to June 2014. Objective: To identify yeasts species from systemic mycoses and superficial mycoses. Methods: We applied MALDI - TOF Mass Spectrometry techniques, PCR and DNA sequencing to detect yeasts species. Results: There were 121 yeast strains collected, in which C.albicans 43.80%, C.tropicalis 17.36%, C.parapsilosis 11.75%, C.glabrata 7.44%, C.orthopsilosis 4.96%, C.metapsilosis 0.83%, C.krusei 3.31%, C.norvegensis 0.83%, C.guilliermondii 0.83%, C.digboiensis 2.48%, C.famata 1.65%, C.blankii 0.83%, C.mesorugosa 0.83%, Geotrichum capitatum 1.65%, Trichosporon asahii 1.65%. Conclusions: In our study, the prevalences of C.abicans, C.non albicans and other yeasts species were 43.80%, 47.90% and 3.30% respectively. We reported some rare species of Candida non albicans, including C. orthopsilosis, C.metapsilosis, C.norvegensis, C.digboiensis, C.blankii, and C.mesorugosa. |