Trang chủ

/

Bài báo

Tạp chí Y Dược học - Số 21/2014 năm 2014

Hiệu quả kích thích phóng noãn của chất ức chế men thơm hóa (AI) ở bệnh nhân vô sinh có hội chứng buồng trứng đa nang

Lê Minh Tâm

2014 - Số 21/2014, trang 86

DOI: 10.34071/jmp.2014.3.12

Tóm tắt

Cơ sở nghiên cứu: Hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN) là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây vô sinh nữ do rối loạn phóng noãn. Clomiphene citrate (CC) là một lựa chọn đầu tay giúp cải thiện phóng noãn nhưng có một số tác dụng không mong muốn do điều hòa giảm thụ thể estrogen. Chất ức chế men thơm hóa (AI) là nhóm thuốc mới hơn làm tăng sản xuất FSH nội sinh giúp cải thiện phóng noãn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng so sánh ngẫu nhiên trên 64 trường hợp phụ nữ vô sinh có HCBTĐN đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế, xen kẽ chỉ định kích thích phóng noãn với nhóm dùng AI và nhóm dùng CC từ ngày 2 chu kỳ. Theo dõi sự phát triển nang noãn và phóng noãn qua siêu âm. Chỉ tiêu đánh giá là siêu âm nang noãn và nội mạc ngày 10, ngày nang trưởng thành, đánh giá phóng noãn sau khi dùng hCG. Kết quả: Tổng số 64 trường hợp phân bố vào 2 nhóm dùng AI và CC tương đồng nhau về các đặc điểm và có độ tuổi trung bình 28,8±4,6, đa số là vô sinh nguyên phát (84,4%), thời gian mong con trung bình 2,6±2,4 năm, 85,9% có chu kỳ kinh thưa hoặc vô kinh, chỉ số khối cơ thể bình thường chiếm 60,9% và gầy chiếm 21,9%. Kết quả kích thích phóng noãn với AI và CC khi đánh giá vào ngày 10 không có sự khác biệt về nang trội và độ dày niêm mạc tử cung. Số ngày chu kỳ tính đến khi nang trưởng thành trong nhóm AI ngắn hơn (15,1±2,9) so với nhóm CC (16,5±2,8) có ý nghĩa thống kê. Số nang trưởng thành 2 nhóm không có sự khác biệt với tỷ lệ 81,3% (AI) và 84,4% (CC) nhưng tỷ lệ đơn nang cao hơn trong nhóm AI (71,9%) so với nhóm CC (65,7%) và không có trường hợp nào có 3-4 nang trưởng thành trong nhóm AI. Tỷ lệ nội mạc mỏng (<8mm) trong nhóm AI (25%) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm CC (53,1%) và tỷ lệ phóng noãn cao hơn (68,8%) so với nhóm CC (56,3%) nhưng chưa thấy ý nghĩa thống kê. Kết luận: Hai loại thuốc AI và CC có khả năng gây được nang phát triển đến trưởng thành tương đương nhau, nhưng AI có khả năng tác động hiệu quả hơn so với CC về các yếu tố như thời gian nang trưởng thành ngắn hơn, tăng tỷ lệ đơn nang, hạn chế đa thai, cải thiện độ dày niêm mạc tử cung và tỷ lệ phóng noãn cao hơn. Cần có nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để làm rõ ý nghĩa thống kê của một số khác biệt.

Từ khoá

Toàn văn

PDF

Trích dẫn bài báo

Lê Minh Tâm. (2014). Hiệu quả kích thích phóng noãn của chất ức chế men thơm hóa (AI) ở bệnh nhân vô sinh có hội chứng buồng trứng đa nang. Tạp chí Y Dược học, , 86. DOI: 10.34071/jmp.2014.3.12

Trong số này

Tạp chí Y Dược học - Số 21/2014 năm 2014

Hiệu quả kích thích phóng noãn của chất ức chế men thơm hóa (AI) ở bệnh nhân vô sinh có hội chứng buồng trứng đa nang

Lê Minh Tâm

2014 - Số 21/2014, trang 86

DOI: 10.34071/jmp.2014.3.12

Tóm tắt

Cơ sở nghiên cứu: Hội chứng buồng trứng đa nang (HCBTĐN) là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây vô sinh nữ do rối loạn phóng noãn. Clomiphene citrate (CC) là một lựa chọn đầu tay giúp cải thiện phóng noãn nhưng có một số tác dụng không mong muốn do điều hòa giảm thụ thể estrogen. Chất ức chế men thơm hóa (AI) là nhóm thuốc mới hơn làm tăng sản xuất FSH nội sinh giúp cải thiện phóng noãn. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng so sánh ngẫu nhiên trên 64 trường hợp phụ nữ vô sinh có HCBTĐN đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế, xen kẽ chỉ định kích thích phóng noãn với nhóm dùng AI và nhóm dùng CC từ ngày 2 chu kỳ. Theo dõi sự phát triển nang noãn và phóng noãn qua siêu âm. Chỉ tiêu đánh giá là siêu âm nang noãn và nội mạc ngày 10, ngày nang trưởng thành, đánh giá phóng noãn sau khi dùng hCG. Kết quả: Tổng số 64 trường hợp phân bố vào 2 nhóm dùng AI và CC tương đồng nhau về các đặc điểm và có độ tuổi trung bình 28,8±4,6, đa số là vô sinh nguyên phát (84,4%), thời gian mong con trung bình 2,6±2,4 năm, 85,9% có chu kỳ kinh thưa hoặc vô kinh, chỉ số khối cơ thể bình thường chiếm 60,9% và gầy chiếm 21,9%. Kết quả kích thích phóng noãn với AI và CC khi đánh giá vào ngày 10 không có sự khác biệt về nang trội và độ dày niêm mạc tử cung. Số ngày chu kỳ tính đến khi nang trưởng thành trong nhóm AI ngắn hơn (15,1±2,9) so với nhóm CC (16,5±2,8) có ý nghĩa thống kê. Số nang trưởng thành 2 nhóm không có sự khác biệt với tỷ lệ 81,3% (AI) và 84,4% (CC) nhưng tỷ lệ đơn nang cao hơn trong nhóm AI (71,9%) so với nhóm CC (65,7%) và không có trường hợp nào có 3-4 nang trưởng thành trong nhóm AI. Tỷ lệ nội mạc mỏng (<8mm) trong nhóm AI (25%) thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm CC (53,1%) và tỷ lệ phóng noãn cao hơn (68,8%) so với nhóm CC (56,3%) nhưng chưa thấy ý nghĩa thống kê. Kết luận: Hai loại thuốc AI và CC có khả năng gây được nang phát triển đến trưởng thành tương đương nhau, nhưng AI có khả năng tác động hiệu quả hơn so với CC về các yếu tố như thời gian nang trưởng thành ngắn hơn, tăng tỷ lệ đơn nang, hạn chế đa thai, cải thiện độ dày niêm mạc tử cung và tỷ lệ phóng noãn cao hơn. Cần có nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để làm rõ ý nghĩa thống kê của một số khác biệt.

Từ khoá

Toàn văn

PDF

Trích dẫn bài báo

Lê Minh Tâm. (2014). Hiệu quả kích thích phóng noãn của chất ức chế men thơm hóa (AI) ở bệnh nhân vô sinh có hội chứng buồng trứng đa nang. Tạp chí Y Dược học, , 86. DOI: 10.34071/jmp.2014.3.12

Trong số này

Tạp chí Y Dược học thuộc Trường Đại học Y Dược- Đại học Huế được phép hoạt động báo chí theo giấy phép số 1720/GP-BTTTT ngày 15 tháng 11 năm 2010 và được Bộ Khoa học – Công nghệ cấp mã số ISSN 1859-3836 theo Quyết định số 009/TTKHCN-ISSN ngày 22 tháng 03 năm 2011

Toà soạn

Địa chỉ
Tầng 4, nhà A, Trường ĐH Y-Dược Huế
06 Ngô Quyền, TP Huế, Việt Nam

Email

tcydhue@huemed-univ.edu.vn

Phone

0234-3824663

© 2010-2023 Tạp chí Y Dược học . Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Y-Dược Huế
Giấy phép xuất bản bản in số 1720/GP-BTTTT ngày 15/11/2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông